Cơ quan hàng không liên bang Mỹ (FAA) mới đây đã thông báo tới hãng chế tạo máy bay Boeing rằng mẫu máy bay 777X của hãng này chưa đủ điều kiện để bước vào giai đoạn đánh giá cấp phép quan trọng, cảnh báo phải tới giữa hoặc cuối năm 2023 mẫu máy bay này mới có thể được cấp phép bay.
Trong một bức thư gửi tới Boeing tháng trước, FAA đã chỉ ra một số vấn đề khiến cơ quan này từ chối đề nghị của Boeing cho phép mẫu 777X tiến tới giai đoạn quan trọng là giai đoạn Type Inspection Authorization (TIA) trong quy trình đánh giá cấp phép.
Ở giai đoạn TIA, FAA cho phép lập kế hoạch đưa dòng máy bay mới vào thực hiện các chuyến bay thử nghiệm. Trong số những lý do từ chối Boeing, FAA đề cập tình trạng thiếu dữ liệu và thiếu kết quả đánh giá an toàn sơ bộ.
Boeing 777X là mẫu máy bay thân rộng cải tiến từ mẫu Boeing 777 hiện đang được sử dụng rộng rãi. Boeing đã bắt đầu phát triển mẫu này từ năm 2013 và dự kiến đưa vào lưu hành thương mại trong năm 2020.
Trong thư, FAA nêu rõ khả năng thực tế nhất là mẫu 777X có thể được cấp phép vào khoảng giữa hoặc cuối năm 2023.
Trước thông tin trên, ngày 27/6, một người phát ngôn của Boeing khẳng định hãng vẫn tập trung cho ưu tiên hàng đầu là đảm bảo tính an toàn khi phát triển mẫu máy bay mới, vừa tiến hành kiểm nghiệm toàn diện về độ an toàn và tin cậy của máy bay, vừa đảm bảo thực hiện quy trình phát triển nghiêm ngặt để đáp ứng mọi yêu cầu cấp phép của nhà chức trách. Hồi đầu tháng này, Giám đốc điều hành của Boeing Dave Calhoun cho rằng mẫu 777X của hãng sẽ được cấp phép trong quý 4/2023.
Boeing 777X là mẫu máy bay lớn đầu tiên mà Boeing nộp hồ sơ xin cấp phép kể từ sau các cự cố phần mềm ở 2 máy bay 737 MAX của hãng dẫn tới 2 vụ rơi máy bay thảm khốc trong các năm 2018 và 2019 khiến hơn 346 người thiệt mạng.
Quá trình điều tra các vụ tai nạn làm dấy lên không ít cáo buộc rằng quan hệ thân thiết với Boeing đã ảnh hưởng tới quy trình cấp phép của FAA. Sau các vụ tai nạn máy bay 737 MAX, các nhà quản lý châu Âu khẳng định sẽ tăng cường kiểm tra đối với mẫu 777X trước khi cấp phép./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.