Máy bay 737 MAX của
công ty sản xuất máy bay Boeing (Mỹ) có thể bay trở lại tại châu Âu ngay vào
tháng 1/2021, sau khi Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA) ngày 24/11 bắt
đầu quy trình tái cấp phép cho máy bay này.
Các nhà chức trách Mỹ
trong tuần trước đã chứng nhận an toàn cho Boeing 737 MAX, sau khi hệ
thống điều khiển bay của máy bay này được điều chỉnh, kết thúc 20 tháng cấm bay
sau hai vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng khiến Boeing rơi vào khủng
hoảng.
Ngày 24/11, EASA đã
công bố đề xuất chỉ dẫn an toàn bay, với các điều kiện cho phép Boeing 737 MAX
được bay trở lại. Việc công bố văn bản này mở ra giai đoạn tham vấn kéo dài 28
ngày và EASA sau đó sẽ xem xét các ý kiến trước khi có quyết định cuối cùng.
Tuy nhiên, EASA nêu rõ
rằng cơ quan này tin tưởng Boeing 737 MAX đã sẵn sàng cho việc quay trở lại bầu
trời sau khi tiến hành đánh giá độc lập về máy bay này.
Trong một thông báo,
EASA cho biết, quá trình làm việc nghiêm túc với sự tham gia của khoảng 20
chuyên gia của EASA trong khoảng 20 tháng Boeing 737 MAX bị cấm bay đã giúp cơ
quan này tin tưởng tuyên bố máy bay này đã an toàn để bay trở lại.
Theo EASA, quyết định
cuối cùng dự kiến sẽ được đưa vào giữa tháng 1/2021 và đây sẽ là một phần quyết
định bỏ lệnh cấm bay chính thức đối với toàn bộ số máy bay 737 MAX mà
các nước thành viên EASA đang vận hành.
EASA sẽ giám sát chặt
chẽ hoạt động của Boeing 737 MAX sau khi máy bay này bay trở lại để phát hiện sớm
bất cứ vấn đề nào có thể nảy sinh./.
(Nguồn: TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.