Mẫu máy bay lớn nhất thế giới Airbus A380 đã tiến một bước gần hơn đến thời điểm bị “xếp vào kho”, sau khi hãng hàng không Pháp Air France cho biết họ sẽ vĩnh viễn ngừng khai thác những máy bay thuộc mẫu này.
Trong khi đó, một số nguồn tin cho hay Emirates Airlines cũng đang đàm phán với tập đoàn chế tạo máy bay Airbus (châu Âu) để giảm bớt số máy bay A380 đã đặt trước. Điều này càng khiến triển vọng của mẫu máy bay trên thêm u ám.
Thông báo mới đây của Air France cho biết, họ đã điều chỉnh tổng giá trị tài sản của mình giảm 500 triệu euro (548,50 triệu USD) sau khi ngừng khai thác vĩnh viễn 09 máy bay A380 trong đội bay.
Quyết định trên được ra chỉ hơn thập kỷ sau khi Air France trở thành hãng hàng không châu Âu đầu tiên vận hành loại máy bay này.
Hồi năm ngoái, Airbus đã công bố kế hoạch ngừng sản xuất A380 vào năm 2021 do doanh số yếu kém. Tập đoàn chế tạo máy bay châu Âu này hiện chỉ còn hợp đồng giao 09 chiếc loại này, gồm 08 chiếc cho Emirates và 01 chiếc cho ANA của Nhật Bản. Tuy nhiên, Emirates không còn muốn nhận đủ 08 chiếc A380 đã đặt mua và hãng đang đàm phán lại với Airbus. Một số đồn đoán nói rằng Emirates hy vọng sẽ hủy đặt hàng được 05 chiếc. Một số nguồn tin khác nói thêm, Emirates vẫn còn đơn hàng mua 50 chiếc A350 và đây có thể là ưu thế của hãng này trong các cuộc đàm phán với Airbus.
Theo giới quan sát, đề nghị ngừng giao hàng của Emirates sẽ ảnh hưởng đến cả hai bên. Emirates đã ký gửi tiển cọc trước đó, trong khi Airbus khó có thể xử lý các bộ phận đã được đặt hàng sản xuất do không có thị trường nào tiếp nhận chúng.
Ngoài ra, giá đã qua chiết khấu cho một chiếc A380 vào khoảng 200 triệu USD, đồng nghĩa với việc Airbus có thể mất khoảng 1,5 tỷ USD nếu Emirates đàm phán thành công./.
(Nguồn: TTXVN/Vietnam+)
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng phương Tây đối mặt với nhiều thách thức, các tập đoàn hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới đang tăng cường tìm kiếm nguồn cung phụ tùng từ Ấn Độ.
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
IATA đã công bố phân tích về các hãng hàng không mới và cả các hãng hàng không ngừng hoạt động, trong đó năm 2024 chứng kiến số lượng cả hai loại này thấp nhất trong một thập kỷ, báo hiệu sự ổn định tạm thời của thị trường.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện đôn đốc các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.