Lĩnh vực bảo dưỡng, sửa chữa và đại tu máy bay toàn cầu (MRO) đang đối mặt với những thách thức mới, khi chi phí nhân công tăng và thị trường máy bay thân rộng phục hồi yếu, dù nhu cầu bảo dưỡng động cơ bắt đầu phục hồi sau khi giảm mạnh do đại dịch.
Theo công ty tư vấn Oliver Wyman, vào năm 2021 lĩnh vực MRO có trị giá ước khoảng 68,4 tỷ USD đang gặp khó khăn khi các máy bay cũ hết thời hạn sử dụng, trong khi đây là những máy bay cần bảo dưỡng nhiều hơn và số giờ bay của số máy bay còn lại giảm, giúp các bộ phận của máy bay ít bị hao mòn và các hàng hãng không có thể bảo toàn được tiền mặt, trì hoãn việc đưa động cơ đi bảo dưỡng khi máy bay dừng bay.
Các đoàn tham dự Triển lãm hàng không Singapore nhận định triển vọng đang cải thiện, nhưng chi phí nhân công tăng. Họ cho rằng sự phục hồi không đồng đều và tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể như máy bay thân hẹp và máy bay chở hàng, trong khi máy bay thân rộng chở khách có tuổi đời lâu hơn đang tụt lại sau.
Phó Chủ tịch phụ trách dịch vụ hậu mãi tại Spirit AeroSystems, Kailash Krishnaswamy, cho biết thiếu lao động là tình trạng chung và cách duy nhất để thu hút lao động là tăng chi phí.
Một khảo sát gần đây của công ty môi giới Jefferies về nhu cầu hậu mãi trong lĩnh vực sản xuất máy bay cho thấy những người tham gia nhận định doanh thu sẽ tăng 11% trong năm nay. Một nửa số người tham gia khảo sát tin rằng doanh thu từ động cơ sẽ phục hồi mạnh nhất, dù nhiều hãng hàng không trì hoãn việc bảo dưỡng trong giai đoạn bùng phát dịch.
Tuy nhiên, Jefferies cho rằng sự gia tăng theo dự báo có thể do cơ sở so sánh thấp trong năm 2021. Hồi tháng 12, Rolls-Royce cho biết, số giờ bay của các động cơ lớn chỉ bằng 50% mức của năm 2019, do sự phục hồi không đồng đều trong lĩnh vực hàng không. Tuy nhiên, Chủ tịch phụ trách hàng không dân dụng, Chris Cholerton, ngày 16/2 nói rằng số giờ bay được cho là sẽ tăng đáng kể trong năm nay.
Nhu cầu bảo dưỡng động cơ đang trên đà tăng và Rolls-Royce dự kiến sẽ tuyển dụng thêm lao động tại Singapore trong năm nay./.
(TTXVN/Vietnam+)
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng phương Tây đối mặt với nhiều thách thức, các tập đoàn hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới đang tăng cường tìm kiếm nguồn cung phụ tùng từ Ấn Độ.
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
IATA đã công bố phân tích về các hãng hàng không mới và cả các hãng hàng không ngừng hoạt động, trong đó năm 2024 chứng kiến số lượng cả hai loại này thấp nhất trong một thập kỷ, báo hiệu sự ổn định tạm thời của thị trường.
Chiều tối 23/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương liên quan về tiến độ triển khai giai đoạn 1, nghiên cứu triển khai giai đoạn 2 của dự án sân bay Gia Bình (Bắc Ninh.