Hãng hàng không Korean Air của Hàn Quốc thông báo sẽ thâu tóm hãng hãng không đối thủ có quy mô nhỏ hơn là Asiana Airlines hiện đang gặp khó khăn, với mục tiêu củng cố ngành hàng không nội địa trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trong thông báo ngày 16/11, Korean Air cho biết hãng sẽ mua Asiana Airlines trong hợp đồng trị giá 1,6 tỷ USD. Thỏa thuận này bao gồm các công ty con của Asiana gồm hãng hàng không giá rẻ Air Seoul và Air Busan. Sau khi thương vụ này hoàn tất, Korea Air sẽ trở thành 1 trong 10 hãng hãng hàng không hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn với Korean Air, cũng như nhiều hãng hàng không trên thế giới khác hiện nay là tài chính. Korean Air khẳng định nếu dịch bệnh Covid-19 tiếp tục kéo dài, tình hình tài chính của Korean Airlines có thể rơi vào nguy hiểm. Hãng có thể tái cấu trúc thị trường hàng không trong nước để thúc đẩy cạnh tranh và hạn chế tối đa sự hỗ trợ từ ngân quỹ nhà nước.
Asiana Airlines lâu nay gặp nhiều khó khăn về vấn đề về tài chính, khiến công ty chủ quản Kumbo Industrial phải rao bán 31% cổ phần vào năm ngoái do chịu áp lực từ các chủ nợ.
Nhà thầu xây dựng Hàn Quốc, HDC Hyundai Developer từng muốn thâu tóm Asiana Airlines hồi tháng 9, song bất thành do đại dịch COVID-19 "bóp nghẹt" hoạt động hàng không do các biện pháp hạn chế đi lại và phong tỏa biên giới hàng không của nhiều nước. Trong năm 2020, Asiana thông báo khoản lỗ vận hành 268 tỷ won trong 6 tháng đầu năm 2020, trong khi khoản nợ mà hãng đang gánh đã lên tới 11.500 tỷ won./.
(TTXVN/Vietnam+)
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng phương Tây đối mặt với nhiều thách thức, các tập đoàn hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới đang tăng cường tìm kiếm nguồn cung phụ tùng từ Ấn Độ.
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
IATA đã công bố phân tích về các hãng hàng không mới và cả các hãng hàng không ngừng hoạt động, trong đó năm 2024 chứng kiến số lượng cả hai loại này thấp nhất trong một thập kỷ, báo hiệu sự ổn định tạm thời của thị trường.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện đôn đốc các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.