Một cuộc thăm dò của công ty tài chính Yonhap Infomax thuộc hãng tin Yonhap công bố ngày 11/4 cho thấy hãng hàng không hàng đầu Hàn Quốc Korean Air Lines Co. dự kiến kết quả kinh doanh có lãi trong quý 1/2021 do công ty mở rộng hoạt động logistics sau khi đại dịch COVID-19 làm trì trệ hầu hết các hoạt động đi lại của hành khách.
Cụ thể, Korean Air Lines Co. dự kiến đạt lợi nhuận hoạt động 76,6 tỷ won (68,3 triệu USD) trong giai đoạn từ tháng 1-3/2021, so với mức thua lỗ 82,3 tỷ won cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, doanh thu của hãng dự kiến giảm 26% trong giai đoạn này xuống 1,7 nghìn tỷ won.
Các chuyên gia theo dõi ngành hàng không cho rằng triển vọng khả quan này là do hoạt động logistics của Korean Air có kết quả tốt.
Báo cáo của NH Investment & Securities Co. cho biết lượng hàng hóa do Korean Air xử lý đã đạt mức cao kỷ lục trong tháng trước và việc gián đoạn giao thương tại kênh đào Suez dẫn đến nhu cầu dịch vụ vận chuyển hàng không nhiều hơn.
Trong khi đó, các hãng hàng không giá rẻ của Hàn Quốc ước tính thu nhập bị giảm trong quý 1/2021 do phụ thuộc nhiều vào việc đi lại của hành khách.
Cũng theo cuộc thăm dò, hãng Jin Air Co. dự kiến sẽ thua lỗ hoạt động 37,6 tỷ won trong giai đoạn từ tháng 1-3/2021, cao hơn mức lỗ 31,3 tỷ won cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, T'way Air Co., một hãng hàng không giá rẻ khác, dự kiến sẽ lỗ hoạt động 31,4 tỷ won, tăng so với mức lỗ 22,3 tỷ won cùng kỳ năm trước.
Khoản lỗ hoạt động trong quý 1/2021 của hãng hàng không Jeju Air Co. cũng ước tính đạt 62,9 tỷ won, gần như không thay đổi so với kết quả hoạt động của cùng kỳ năm trước./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.