Bộ Kinh tế Italy ngày 15/7 cho biết nước này đã đạt được một thỏa thuận với Ủy ban châu Âu (EC) về việc thành lập một hãng hàng không mới để thay thế hãng hàng không Alitalia.
Hãng hàng không mới thành lập này, có tên gọi là Italia Trasporto Aereo (ITA), sẽ đi vào hoạt động từ ngày 15/10 sau khi Rome đạt được một "giải pháp mang tính xây dựng và cân bằng" với Brussels.
ITA ban đầu được dự kiến sẽ ra mắt trong tháng 8/2021 nhằm tận dụng đúng đợt đi lại cao điểm của mùa Hè. Tuy nhiên, cuộc đàm phán với EC đã kéo dài hơn nhiều tháng, thậm chí ngay cả sau khi đạt được một thỏa thuận sơ bộ hồi tháng 5/2021.
Theo đó, EC sẽ cung cấp một khoản cứu trợ trị giá 3 tỷ euro (3,6 tỷ USD) cho hãng hàng không Alitalia. EC nhấn mạnh sự ra đời của ITA sẽ đặt dấu chấm hết cho Alitalia, không chỉ bằng cách thay đổi tên.
Hãng hàng không mới sẽ có đội bay chỉ bằng 1/2 so với thời kỳ trước, các hoạt động trên mặt đất sẽ được tách ra và các vị trí đậu/đỗ trên sân bay sẽ được giảm bớt.
Thỏa thuận này dự kiến sẽ khiến hàng nghìn người mất việc làm. Hiện có hơn 11.000 người đang làm việc cho Alitalia, từ phi công đến nhân viên bảo trì và nhân viên mặt đất.
Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Italy Giancarlo Giorgetti cho biết ITA sẽ thuê khoảng 2.800 người trong năm 2021 và tuyển thêm 5.750 người vào năm 2022.
Tình cảnh của hãng hàng không vốn làm ăn thua lỗ Alitalia đã trở nên tồi tệ hơn do đại dịch Covid-19. Hãng này đã được nhà nước tiếp quản vào năm 2017. Italy đã cố gắng tìm kiếm một nhà đầu tư bên ngoài để tiếp quản hãng này, trước khi quyết định tìm kiếm một gói cứu trợ mới từ EC./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.