Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA)) ngày 11/5 cho biết nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không vẫn là một điểm sáng cho ngành hàng không khi du lịch quốc tế dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng Covid-19.
Tổng giám đốc IATA Willie Walsh cho biết doanh thu từ vận chuyển hàng hóa tăng mạnh là “yếu tố sống còn” đối với một số hãng hàng không trong bối cảnh các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan đã tác động đến lưu lượng khách hàng.
Ông Willie Walsh nói rằng vận tải hàng không sẽ đóng vai trò lớn hơn trong vài năm tới so với trước khi xảy ra khủng hoảng Covid-19.
Việc hàng loạt máy bay thương mại, thường chuyên chở khách hàng và chỉ chở khoảng 50% lượng hàng hóa, không được hoạt động do hạn chế đi lại đã thúc đẩy doanh thu và chi phí vận chuyển.
Một số hãng hàng không đã công bố doanh thu từ vận chuyển hàng hóa đạt mức kỷ lục trong năm 2020, ngay cả khi vẫn báo cáo mức lỗ lớn.
IATA dự đoán sự phục hồi kinh tế trên diện rộng sẽ giúp duy trì doanh thu từ vận chuyển hàng hóa mà đã tăng lên 35% trong năm 2020 so với mức 10-15% trước khủng hoảng, bất chấp lưu lượng hành khách phục hồi trở lại.
Các hãng hàng không lớn như Lufthansa cũng đang kỳ vọng nhiều vào sự hỗ trợ từ mảng kinh doanh vận tải hàng hóa./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.