Lần đầu tiên sau hơn 30 năm, hãng hàng không Emirates, có trụ sở ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), đã thông báo khoản lỗ 3,4 tỷ USD trong sáu tháng (tính đến tháng 9/2020).
Trong tuyên bố ngày 12/11, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Emirates Ahmed bin Saeed Al Maktoum cho biết các biện pháp phong tỏa nhằm khống chế sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã đẩy giao thông hàng không rơi vào "thế bí." Điều này chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử hàng không.
Do tác động của đại dịch, doanh thu của Emirates trong giai đoạn trên đã giảm 75%, xuống còn hơn 3 tỷ USD. Lượng hành khách của hãng cũng giảm mạnh, tới 95% so với cùng kỳ năm 2019, xuống còn chỉ 1,5 triệu lượt khách.
Cùng ngày, Tập đoàn công nghệ và điện tử toàn cầu Siemans cũng thông báo lợi nhuận giảm do tác động của dịch COVID-19, khiến nhu cầu giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận của tập đoàn này trong 12 tháng (tính đến tháng Chín vừa qua) đạt hơn 4 tỷ euro (gần 5 tỷ USD), giảm 25% so với mức 5,6 tỷ euro trong năm 2019. Doanh thu của tập đoàn khá ổn định, chỉ giảm khoảng 2%, xuống còn hơn 57 tỷ euro.
Hồi tháng Năm năm nay, Siemens đã thông báo “từ bỏ” mục tiêu doanh thu cho năm 2020, và cho hay dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ ảnh hưởng nhiều đến doanh thu trong quý 3 của tài khóa 2020 (từ tháng 4-6/2020)./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.