Hãng
hàng không lớn nhất ở châu Mỹ Latinh, tập đoàn hàng không liên doanh Chile-Brazil
–Latam ngày 2/8 cho biết họ đang thực hiện kế hoạch sa thải ít nhất 2.700 thành
viên phi hành đoàn để đối phó với những tác động tàn phá kinh khủng của đại
dịch Covid-19 đối với ngành hàng không.
Latam
cho hay, tập đoàn này đã không đạt được thỏa thuận với hiệp hội nhân viên hàng
không về việc giảm lương, và do đó sẽ sa thải phi công và tiếp viên để giữ cho
công ty đang gặp khó khăn có thể tồn tại.
Số
lượng sa thải lên tới hơn một phần ba tổng số thành viên phi hành đoàn của hãng
hàng không Latam.
"Đại
dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng lớn nhất trong lịch
sử và đang ảnh hưởng đáng kể đến toàn bộ ngành hàng không thế giới", Latam
cho biết trong một tuyên bố.
Latam
đã công bố kế hoạch cho nhân viên xin nghỉ việc tự nguyện, dự kiến sẽ kết thúc
và tổng hợp vào ngày 4/8 tới, sau đó bắt đầu sa thải nhân viên nếu danh sách tự
nguyện xin nghỉ không đủ 2.700 người.
Hãng
bay nói rằng lương trả cho các thành viên phi hành đoàn tại Latam hiện ở trên
mức trung bình của khu vực và rằng cuộc khủng hoảng hiện nay đã khiến nó trở
nên thiết yếu hơn bao giờ hết để cắt giảm chi phí tiền lương.
Theo
AFP, hãng hàng không này đã nộp đơn xin phá sản tại Hoa Kỳ vào tháng 5/2020,
sau khi các biện pháp phong tỏa, cách ly được áp dụng trên toàn thế giới để ngăn
chặn Covid-19 đã buộc hãng Latam phải giảm 95% hoạt động./.
(Nguồn: baogiaothong.vn)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.