Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc (KFTC) vừa thông báo kế hoạch hoàn thành việc xem xét thỏa thuận hãng hàng không Korean Air Lines Co. mua lại Asiana Airlines Inc. trong năm nay.
Hồi tháng 11/2020, Korean Air cho biết họ sẽ mua lại hãng đối thủ nhỏ hơn Asiana Airlines trong một thỏa thuận trị giá 1.800 tỷ won (1,5 tỷ USD), để lập ra hãng hàng không lớn thứ 10 thế giới.
Hồi tháng 1/2021, Korean Air đã yêu cầu KFTC và các cơ quan chống độc quyền tại tám nền kinh tế, trong đó có Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), xem xét thương vụ thu mua trên. Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan (Trung Quốc) và Thái Lan đã chấp thuận thương vụ này.
Những nhà quan sát trong ngành hàng không kỳ vọng nếu được chấp thuận, việc sáp nhập giữa Korean Air và Asiana Airlines sẽ định hình lại lĩnh vực hàng không của Hàn Quốc vốn đang lao đao vì hậu quả của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, một số người chỉ trích rằng thỏa thuận sáp nhập trên sẽ tạo ra thế độc quyền trong ngành hàng không của “xứ Kim chi”./.
(TTXVN-Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.