Tăng mức độ cạnh tranh đầu vào
Vài năm trở lại đây, các hãng HKGR liên
tục xuất hiện như "nấm sau mưa" tại xứ sở kim chi. Theo dữ liệu từ Bộ
Giao thông, Hạ tầng và Đường bộ Hàn Quốc, nếu như năm 2011, các hãng HKGR chỉ
chiếm 41,4% trong tổng số các chuyến bay nội địa thì tỷ lệ này tăng lên 56,8%
trong năm ngoái.
Đối với các chuyến bay quốc tế, thị phần
của các hãng giá rẻ tăng từ 4,3% trong năm 2011 lên 19,6% cùng kỳ năm ngoái sau
khi có thêm nhiều tuyến bay quốc tế chặng ngắn như Nhật Bản và Hawaii.
Trước tình hình này, cạnh tranh về giá và
dịch vụ trong ngành Hàng không Hàn Quốc trở nên khốc liệt. Nhiều người lo ngại,
sự bùng nổ vượt kiểm soát gây ảnh hưởng tới bền vững của ngành khi ngày càng
nhiều hãng hàng không ồ ạt chen chân vào thị trường vốn đã quá chật chội.
Đây chính là lý do tháng 3 này, Bộ Giao
thông, Hạ tầng và Đường bộ Hàn Quốc thông báo xem xét lại luật hiện hành để
tăng cường tiêu chí đầu vào cũng như yêu cầu quản lý để ngăn chặn các hãng hàng
không giá rẻ phát triển ồ ạt.
“Chúng tôi đang sửa đổi, bổ sung để các
quy định liên quan tới HKGR thực tế hơn nhằm cải thiện toàn diện chất lượng
ngành Hàng không cũng như đảm bảo cạnh tranh công bằng”, một quan chức Bộ Giao
thông, Hạ tầng và Đường bộ Hàn Quốc cho biết.
Nếu kế hoạch sửa đổi được các cơ quan liên
quan, các cơ quan lập pháp thông qua tại cuộc họp Nội các vào tháng tới, luật
sẽ có hiệu lực từ tháng 7. Trong đó, để có thể được cấp giấy phép hoạt động như
một HKGR, công ty này phải có vốn lưu động khoảng 30 tỉ won (tương đương 28
triệu USD) và 5 máy bay, thay vì chỉ yêu cầu 15 tỉ won và 3 máy bay như trước.
Nhiều người trong ngành cho biết, HKGR
thường làm ăn có lãi khi họ có từ 6 - 8 máy bay đi vào phục vụ. Chẳng hạn, hãng
hàng không Jeju Air - hiện là hãng đứng số 1 về doanh số tại Hàn Quốc (với 996
tỉ won trong năm ngoái) đang sở hữu 31 máy bay.
Đứng sau là Jin Air với 25 máy bay. Hãng
này là chi nhánh của Korean Air thuộc Tập đoàn Hanjin, vừa đạt doanh số 888 tỉ
won trong cùng kỳ năm ngoái. Về thứ ba là hai hãng hàng không giá rẻ của Asiana
bao gồm Air Busan và T’way Air.
Ngoài quy định trên, Bộ Giao thông, Hạ
tầng và Đường bộ Hàn Quốc cũng sẽ loại bỏ hệ thống cho phép HKGR vận hành các
chuyến bay quốc tế nếu công ty đạt 20.000 chuyến bay nội địa an toàn, không xảy
ra tai nạn.
Giảm áp lực cạnh tranh về sau, tạo công
bằng
Theo Bộ Giao thông, Hạ tầng và Đường bộ
Hàn Quốc, việc sửa đổi bổ sung luật sẽ tăng mức độ cạnh tranh của các công ty
hàng không ngay bước đầu gia nhập thị trường, tăng cường hoạt động an toàn và
chất lượng hơn. Đồng thời, luật pháp chặt chẽ cũng giúp các công ty này hạn chế
bị căng thẳng về tài chính sau này.
Bên cạnh quản lý đầu vào, Bộ Giao thông,
Hạ tầng và Đường bộ Hàn Quốc cũng đẩy mạnh giám sát hoạt động của các hãng đã
có trên thị trường. Theo quy định hiện hành, Chính phủ Hàn Quốc chỉ có thể can
thiệp, yêu cầu cải tổ tài chính khi một công ty HKGR suy giảm vốn hơn 50% trong
3 năm liên tiếp.
Tuy nhiên, với luật mới, khoảng thời gian
sẽ bị cắt xuống còn 2 năm. Nếu công ty này không thể tái cấu trúc tài chính,
giấy phép hoạt động sẽ bị rút.
Cơ quan giao thông Hàn Quốc cũng sẽ phân
bố thông quyền (traffic right) giữa các hãng hàng không giá rẻ dựa trên tiêu
chí vận tải hàng không bao gồm độ tin cậy của mỗi chuyến bay để tạo ra công
bằng cho thị trường.
Các công ty góp phần hợp tác với các nước
ngoài, đóng góp hoạt động trách nhiệm xã hội sẽ được ưu tiên khi xét thương
quyền./.
(Nguồn: báo giao thông)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.