Ngày 27/1, Cơ quan an toàn hàng không của Liên minh châu Âu (EASA) đã chính thức cấp phép cho Boeing 737 Max hoạt động trở lại sau 22 tháng dòng máy bay này bị cấm bay tại châu Âu do liên quan đến hai vụ tai nạn gây thương vong trong hai năm 2018 và 2019.
Trong một tuyên bố, EASA nêu rõ: "Sau khi EASA phân tích mở rộng, chúng tôi xác định rằng 737 Max có thể hoạt động trở lại một cách an toàn."
EASA nhấn mạnh đánh giá của cơ quan này hoàn toàn độc lập với Boeing hay Cơ quan hàng không dân dụng Mỹ (FAA).
Cùng với quyết định trên, EASA cũng công bố các hướng dẫn bay hoàn thiện được đúc kết từ ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà bình luận và phân tích trong khoảng thời gian tham vấn kết thúc vào ngày 22/12/2020.
Hướng dẫn bay bao gồm yêu cầu máy bay Boeing 737 Max phải nâng cấp phần mềm, điều chỉnh hệ thống điện, tăng cường công tác bảo trì và huấn luyện phi công.
Hồi tháng trước, Cơ quan Hàng không Dân dụng Mỹ (FAA) đã cấp phép bay trở lại cho dòng máy bay Boeing 737 MAX sau khi đánh giá điều chỉnh của Boeing liên quan đến thiết kế và chương trình đào tạo phi công lái loại máy bay này. Nhờ đó, nhiều hãng hàng không Mỹ bắt đầu đưa loại máy bay này trở lại bầu trời.
Để có kết quả này, Boeing đã phải thay đổi chương trình đào tạo lái máy bay và nâng cấp phần mềm chi tiết sau khi máy bay 737 MAX nằm "đắp chiếu" tại các sân bay gần 20 tháng - thời gian dài nhất trong lịch sử hàng không thương mại.
Theo kết luận của các nhà điều tra, hai vụ tai nạn liên quan đến Boeing 737 Max là do lỗi của phần mềm kiểm soát bay tự động (MCAS).
Kết luận này đã khiến hơn 650 đơn đặt hàng loại máy bay này bị hủy bỏ trong năm 2020./.
(TTXVN/Vietnam+)
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng phương Tây đối mặt với nhiều thách thức, các tập đoàn hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới đang tăng cường tìm kiếm nguồn cung phụ tùng từ Ấn Độ.
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
IATA đã công bố phân tích về các hãng hàng không mới và cả các hãng hàng không ngừng hoạt động, trong đó năm 2024 chứng kiến số lượng cả hai loại này thấp nhất trong một thập kỷ, báo hiệu sự ổn định tạm thời của thị trường.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện đôn đốc các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.