Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) dự báo các hãng hàng không tại khu vực Mỹ Latinh sẽ mất ít nhất ba năm để phục hồi từ những ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 và đang cần sự hỗ trợ của Chính phủ.
Theo IATA, ba năm là khoảng thời gian ít nhất để các hãng hàng không khôi phục số lượng đường bay nội địa và khu vực như thời điểm trước đại dịch. Các chuyến bay đường dài đến Mỹ và châu Âu dự kiến đến năm 2024 mới được nối lại.
Cuộc khủng hoảng đối với ngành hàng không đang ngày càng nghiêm trọng. Tuần trước, hãng hàng không LATAM Airlines Group SA lớn nhất khu vực Mỹ Latinh và hãng hàng không Avianca của Colombia đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ.
Với các quốc gia trong khu vực đang áp dụng các biện pháp phong tỏa để hạn chế lây lan dịch bệnh, hoạt động đi lại bằng đường hàng không đã giảm 93% với doanh thu thiệt hại dự kiến 18 tỷ USD.
Phó Chủ tịch khu vực châu Mỹ của IATA, ông Peter Cerda nhận định, tác động của Covid-19 đối với ngành hàng không tồi tệ hơn so với giai đoạn sau khi vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ.
Ông Cerda cho biết sẽ có những hãng hàng không phải đóng cửa vĩnh viễn trong khi nhiều hãng khác đang cạn kiệt dòng tiền, nên sự hỗ trợ của chính phủ vào lúc này rất “cấp bách”.
Điều mà ngành hàng không cần không phải là giải cứu tài chính, mà là cứu trợ ngay lập tức để ngành này có thể tiếp tục duy trì hoạt động. Các biện pháp được tính đến như giảm thuế và chính phủ bảo lãnh tín dụng.
Số liệu của IATA cho thấy trên toàn cầu, viện trợ của chính phủ cho lĩnh vực hàng không ở mức 123 tỷ USD, trong đó ở Mỹ Latinh là 300 triệu USD.
Chile đang xem xét một khoản cứu trợ dành cho LATAM và tìm cách duy trì 10.000 việc làm trực tiếp cũng như sinh kế của 200.000 người phụ thuộc vào hãng hàng không này. LATAM đã cắt giảm 1.800 trong tổng số 42.000 nhân viên.
Hãng này cũng đang tổ chức các cuộc thảo luận với chính phủ Brazil Peru và Colombia để duy trì việc làm ở các nước này.
Tại Brazil, thị trường nội địa lớn nhất trong khu vực với 90 triệu hành khách mỗi năm, các ngân hàng tư nhân do một ngân hàng phát triển đứng đầu đã cấp khoản vay hơn 1 tỷ USD cho ba hãng hàng không lớn nhất tại nước này là Gol, Azul và LATAM./.
(Nguồn: TTXVN/Vietnam+)
Sau vụ tai nạn thảm khốc hôm 29/12/2024, Jeju Air đã công bố kế hoạch cắt giảm từ 10-15% hoạt động bay cho đến tháng 3 để tăng cường an toàn hoạt động.
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) ngày 6/1 thông báo đang điều tra về khả năng đã xảy ra sự cố bảo mật thông tin, sau khi có báo cáo cho rằng hàng chục nghìn tài liệu đã bị đánh cắp.
Đáp trả các lệnh trừng phạt, Nga đã cấm cửa máy bay từ "các quốc gia không thân thiện", buộc máy bay của Liên minh châu Âu phải chuyển hướng, khiến tiêu thụ nhiên liệu và chi phí tăng lên.
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng giai đoạn đến năm 2030.