Ngày 11 tháng 4 năm 2020, các hãng hàng không lớn của Mỹ đã kêu gọi các quan chức Bộ Tài chính và cố vấn chính phủ liên bang loại bỏ hoặc sửa đổi điều kiện liên quan đến việc hoàn trả 30% trong khoản cứu trợ 25 tỷ USD được Quốc hội dành để giúp người lao động.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã trao đổi qua điện thoại với một số giám đốc điều hành các hãng hàng không lớn của Mỹ rằng, họ sẽ phải trả lại 30% khoản cứu trợ bằng tiền mặt tổng cộng 25 tỷ USD mà Quốc hội Mỹ đã phê duyệt trong tháng Ba để trang trải chi phí tiền lương cho các nhân viên hàng không.
Bộ trưởng Mnuchin nói rằng, các hãng hàng không chuyên chở hành khách này sẽ không phải trả lại 70% khoản trợ giúp trên, 30% còn lại là cho vay lãi suất thấp.
Đối với khoản vay này, các hãng hàng không sẽ phải phát hành các chứng quyền cho phép chính phủ mua cổ phần với mức giá và thời gian định trước với giá trị tương đương 10% khoản vay.
Các hãng hàng không cho rằng Bộ Tài chính không nên yêu cầu họ phải trả lại một phần trong khoản cứu trợ bởi con số 25 tỷ USD không đủ để chi trả toàn bộ chi phí tiền lương cho lao động.
Một hiệp hội thương mại đại diện cho các hãng hàng không Mỹ là American Airlines Group Inc, United Airlines, Delta Airlines Southwest Airlines Co, JetBlue Airways Goup Inc, Alaska Airlines và những doanh nghiệp hàng không khác cho rằng gói cứu trợ trị giá 25 tỷ USD chỉ đủ để hỗ trợ cho người lao động. Và đây không nên là con số tổng cộng của cả khoản cứu trợ và cho vay.
Theo các điều khoản được quy định trong đạo luật, các công ty nhận tiền cứu trợ không được phép sa thải nhân viên trước ngày 30 tháng 9 năm 2020 hoặc thay đổi thỏa thuận thương lượng tập thể. Một số hãng hàng không đã đề nghị những thay đổi khác trong các điều khoản, bao gồm đảm bảo tiền tài trợ được trả một lần thay vì trả trong nhiều tháng.
Các hãng hàng không Mỹ đang có hơn 2000 máy bay đắp chiếu, chiếm ½ đội bay và đã phải hủy hàng trăm nghìn chuyến bay trong bối cảnh nhu cầu đi lại giảm khoảng 90% do dịch Covid-19./.
(Nguồn: TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.