Ngày 22/2, Tập đoàn Boeing xác nhận toàn bộ 128 máy bay Being 777 có trang bị động cơ Pratt &Whitney 4000 (PW4000), tương tự động cơ gây ra sự cố máy bay của hãng United Airlines, đã dừng hoạt động.
Trong thông báo bằng văn bản, người phát ngôn hãng Boeing nêu rõ: "Tôi xác nhận rằng toàn bộ máy bay dòng 777 được trang bị động cơ này đã không được phép cất cánh."
Trước đó, trong thông báo ngày 21/2, Boeing đã khuyến nghị tạm dừng khai thác 128 chiếc máy bay B777 trên toàn thế giới cho đến khi Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đưa ra bản hướng dẫn kiểm tra.
Máy bay Boeing 777-200 của hãng hàng không United Airlines tại sân bay quốc tế Denver, Colorado, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Hôm 20/2, chiếc Boeing 777-200 của hãng hàng không United Airlines chở 231 hành khách và 10 thành viên phi hành đoàn bị hỏng động cơ không lâu sau khi cất cánh từ sân bay Denver đến Honolulu (Hawaii). Máy bay đã hạ cánh an toàn và không hành khách nào thương vong.
United Airlines là hãng hàng không Mỹ duy nhất khai thác máy bay Boeing dùng động cơ PW4000, ngoài ra một số hãng hàng không tại Nhật Bản và Hàn Quốc cũng sử dụng dòng máy bay này.
Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NTSB) cho hay kiểm tra ban đầu đối với máy bay gặp sự cố cho thấy chủ yếu thiệt hại nằm tại động cơ phải trong khi chiếc máy bay chỉ bị hư hại nhẹ./.
(TTXVN/Vietnam+)
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng phương Tây đối mặt với nhiều thách thức, các tập đoàn hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới đang tăng cường tìm kiếm nguồn cung phụ tùng từ Ấn Độ.
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
IATA đã công bố phân tích về các hãng hàng không mới và cả các hãng hàng không ngừng hoạt động, trong đó năm 2024 chứng kiến số lượng cả hai loại này thấp nhất trong một thập kỷ, báo hiệu sự ổn định tạm thời của thị trường.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện đôn đốc các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.