Cơ quan hàng không liên bang Mỹ (FAA) sẽ tiến hành rà soát các hoạt động tại hãng chế tạo máy bay Boeing sau khi những phản hổi của các thanh tra được giao nhiệm vụ giám sát hãng này cho thấy nhiều người không thể chia sẻ các quan ngại của họ.
Phát hiện trên liên quan đến các vấn đề xung quanh dòng máy bay 737 MAX sau hai vụ tai nạn hàng không năm 2018 và năm 2019 khiến 356 người thiệt mạng và dòng máy bay này phải dừng hoạt động trong 20 tháng qua.
Sau tai nạn này, cả FAA và Boeing đã phải chịu sự giám sát của Quốc hội Mỹ và dư luận liên quan đến quy trình sản xuất Boeing 737 MAX.
Nhiều ý kiến cho rằng mối quan hệ mật thiết giữa FAA và Boeing ảnh hưởng đến công tác giám sát an toàn bay.Theo chương trình có tên Ủy quyền chỉ định tổ chức (ODA), hãng Boeing thuê các nhà thanh tra giám sát an toàn máy bay rồi sau đó những người này có nhiệm vụ báo cáo kết quả với FAA. Tuy nhiên, trong thư gửi tới Boeing đề ngày 16 tháng 8, FAA cho rằng “văn hóa công ty” của Boeing đã cản trở các thanh tra của ODA liên lạc công khai với FAA.
Theo FAA, 35% thành viên của ODA tại Boeing bày tỏ quan ngại về công tác giám sát và cho rằng họ không được tạo điều kiện hoạt động độc lập.
Theo FAA, một số thanh tra nội bộ cho biết, có sự can thiệp vào công việc của họ từ hãng Boeing, thâm chí có việc gây sức ép và mục chuộc họ. Do vậy, FAA khẳng định sẽ tiến hành một cuộc thanh tra “độc lập, ẩn danh” đối với toàn bộ nhân viên của Boeing.
Trước thông tin trên, người phát ngôn của Boeing khẳng định, hãng coi trọng các cuộc thanh tra và cam kết cải thiện các quy trình để đảm bảo tính độc lập của các nhà điều tra./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.