Ngày 29 tháng 7, hãng sản xuất máy bay Boeing của Mỹ thông báo thua lỗ lớn hơn dự kiến, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục cắt giảm sản xuất máy bay vì nhu cầu yếu sau đại dịch Covid-19.
Theo thông báo của Boeing, hãng đã chịu thiệt hại 2,4 tỷ USD trong quý II. Cụ thể, doanh thu giảm 25% xuống còn 11,8 tỷ USD do hậu quả của vụ các máy bay 737 MAX bị cấm bay cũng như tác động của dịch bệnh.
Giám đốc điều hành Dave Calhoun cho biết, thực tế là tác động của dịch bệnh đối với lĩnh vực hàng không ngày càng nghiêm trọng. Sức ép này đồng nghĩa với việc khách hàng thương mại của chúng tôi hoãn kế hoạch mua máy bay, lùi thời điểm giao máy bay, hoãn các kỳ bảo dưỡng, giảm chi tiêu… tất cả ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh.
Ông Calhoun dự báo sẽ phải mất khoảng 3 năm để trở lại số lượng hành khách năm 2019.
Trong một thông điệp gửi tới nhân viên, ông Calhoun cảnh báo rằng, công ty sẽ tiếp tục đánh giá quy mô lực lượng lao động, hàm ý rằng sẽ tiếp tục cắt giảm lao động sau khi đã thông báo cắt giảm 10% nhân viên hồi đầu năm nay.
Trong khi mảng kinh doanh thương mại của Boeing bị tác động của dịch Covid-19, công ty cũng thông báo doanh thu trong mảng kinh doanh quốc phòng và vũ trụ kém hơn so với cùng kỳ năm trước.
Ông Calhoun cho biết công ty đang tiến hành các bước đi cần thiết để thích nghi với tình hình thị trường.
(Nguồn: TTXVN/Vietnam+)
Sau vụ tai nạn thảm khốc hôm 29/12/2024, Jeju Air đã công bố kế hoạch cắt giảm từ 10-15% hoạt động bay cho đến tháng 3 để tăng cường an toàn hoạt động.
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) ngày 6/1 thông báo đang điều tra về khả năng đã xảy ra sự cố bảo mật thông tin, sau khi có báo cáo cho rằng hàng chục nghìn tài liệu đã bị đánh cắp.
Đáp trả các lệnh trừng phạt, Nga đã cấm cửa máy bay từ "các quốc gia không thân thiện", buộc máy bay của Liên minh châu Âu phải chuyển hướng, khiến tiêu thụ nhiên liệu và chi phí tăng lên.
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng giai đoạn đến năm 2030.