Ngày 27/5, Cơ quan Hàng không liên bang Mỹ (FAA) cho biết Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing đã nhất trí nộp phạt 17 triệu USD và siết chặt các quy định về sản xuất và chuỗi cung ứng sau khi tập đoàn lắp đặt thiết bị chưa được phê chuẩn lên hàng trăm máy bay.
Theo FAA, Boeing đã lắp đặt các thiết bị cảm ứng chưa được cấp phép sử dụng lên 759 máy bay Boeing 737 MAX và 737 NG.
Ngoài ra, Boeing cũng nộp đơn xin cấp phép bay cho 178 máy bay Boeing 737 MAX mặc dù các máy bay này có lắp thiết bị chưa được phê chuẩn sử dụng.
Theo FAA, ngoài nộp phạt 17 triệu USD, Boeing cũng nhất trí tiến hành một số biện pháp khắc phục "trong một khung thời gian cụ thể," trong đó có đẩy mạnh các thủ tục nhằm đảm bảo các linh kiện chưa được phê duyệt không được lắp đặt trên máy bay, xem xét lại quy trình chuỗi cung ứng có liên quan tới việc ra quyết định về tỷ lệ sản xuất, đề ra các biện pháp cho phép FAA giám sát chặt chẽ hơn về đánh giá tỷ lệ sản xuất của hãng.
Nếu Boeing không đáp ứng được những điều kiện này, FAA sẽ tăng mức phạt bổ sung lên 10,1 triệu USD.
Tháng 1/2021, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo Boeing đã đồng ý nộp phạt 2,5 tỷ USD nhằm tránh cuộc điều tra liên quan đến các vụ tai nạn của dòng máy bay 737 MAX đã khiến 346 người thiệt mạng.
Trước đó, trong vòng 5 tháng từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, hai máy bay Boeing 737 MAX đã rơi ở Indonesia và Ethiopia làm ít nhất 346 người thiệt mạng.
Các cuộc điều tra quốc tế xác định cả hai vụ tai nạn đều liên quan đến lỗi phần mềm giữ thăng bằng của máy bay.
Vụ việc này không những dẫn đến việc 737 MAX bị cấm bay toàn cầu và Boeing thiệt hại gần 20 tỷ USD mà còn ảnh hưởng đến vị thế dẫn đầu của ngành hàng không Mỹ.
Đến tháng 12/2020, sau gần 20 tháng ngừng bay, máy bay Boeing 737 MAX bắt đầu được khai thác bay trở lại sau khi được FAA cấp phép./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.