Hãng sản xuất máy bay
Boeing Co của Mỹ đã cho thấy những nỗ lực nhằm tăng hiệu suất của máy bay, một
tuần sau khi đối thủ Airbus của châu Âu cũng có động thái tương tự, khi ngành
công nghiệp hàng không đối mặt với sức ép chính trị gia tăng trong việc phải cắt
giảm khí thải và những yêu cầu của các nhóm bảo vệ môi trường về việc hạn chế
đi lại bằng đường hàng không.
Boeing chỉ là một trong
số nhiều hãng sản xuất máy bay đang tăng cường các nỗ lực nhằm cho ra đời những
chiếc máy bay thân thiện với môi trường hơn, dù có những tranh cãi về tốc độ ứng
dụng công nghệ mới.
Ngành hàng không thải
ra 30% trong tổng lượng khí thải CO2 của toàn cầu và 12% lượng khí thải từ hoạt
động vận tải. Ngành này cam kết giảm lượng khí thải ròng vào năm 2050 xuống còn
50% mức của năm 2005.
Airbus năm ngoái đã
thông báo sẽ phát triển một mẫu máy bay sử dụng hydro từ năm 2035.
Boeing lại tập trung
vào việc tăng cường sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) được sản xuất
từ các nguyên liệu như dầu ăn đã qua sử dụng và mỡ động vật.
Phó Chủ tịch phụ trách
phát triển sản phẩm của Boeing, Mike Sinnett, cho rằng việc tập trung vào SAF
thực sự là quan trọng do có hàng nghìn máy bay đang hoạt động. Những máy bay sẽ
được đưa vào hoạt động trong 10 năm tới đã được thiết kế và động cơ đã được cấp
phép.
Theo ông Sinnett, để có
thể tạo được bất kỳ tác động có ý nghĩa nào, Boeing sẽ phải sử dụng nhiên liệu
bền vững nhiều hơn. Ông cho rằng hydro và các công nghệ khác mang tính dài hạn
hơn.
Boeing cam kết máy bay
do hãng sản xuất sẽ sử dụng 100% là SAF vào năm 2030./.
(TTXVN/Vietnam+)
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng phương Tây đối mặt với nhiều thách thức, các tập đoàn hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới đang tăng cường tìm kiếm nguồn cung phụ tùng từ Ấn Độ.
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
IATA đã công bố phân tích về các hãng hàng không mới và cả các hãng hàng không ngừng hoạt động, trong đó năm 2024 chứng kiến số lượng cả hai loại này thấp nhất trong một thập kỷ, báo hiệu sự ổn định tạm thời của thị trường.
Chiều tối 23/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương liên quan về tiến độ triển khai giai đoạn 1, nghiên cứu triển khai giai đoạn 2 của dự án sân bay Gia Bình (Bắc Ninh.