Ngày 13 tháng 5 năm 2021, Tập đoàn sản suất máy bay Boeing của Mỹ thông báo đã nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý Mỹ trong việc khắc phục lỗi tại hệ thống điện khiến hơn 100 máy bay 737MAX trên toàn cầu phải ngừng hoạt động kể từ đầu tháng 4 vừa qua.
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn của Boeing nêu rõ: “sau khi có được sự phê duyệt cuối cùng từ Cơ quan hàng không Liên bang Mỹ (FAA)”, chúng tôi đã thông báo tới các đội bay bị ảnh hưởng. Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì liên lạc với các khách hàng của mình trong khi họ nỗ lực hoàn thành công việc để đưa máy bay của họ trở lại hoạt động và nỗ lực hoàn tất các công việc để có thể nối lại việc cung cấp”.
Việc FAA chấp thuận cho Boeing khắc phục lỗi hệ thống điện trên máy bay 737 MAX đã mở đường cho dòng máy bay này quay trở lại hoạt động trong bối cảnh mùa du lịch Hè nhộn nhịp đang tới gần.
Trước đó, Boeing cho biết, đã gửi thông báo tới 16 hãng hàng không đang khai thác dòng máy bay 737MAX về lỗi nêu trên.
Tuy dẫn đến việc tạm ngừng khai thác hơn 100 máy bay 737MAX cũng như tiến độ bàn giao máy bay mới cho đối tác của Boeing, nhưng lỗi phát hiện trong quá trình sản xuất của hãng này đến nay không gây ảnh hưởng đáng kể đến các hãng hàng không do hoạt động vận tải hành khách vẫn còn khá ảm đạm vì dịch Covid-19.
Theo Boeing, lỗi tại hệ thống điện có thể ảnh hưởng đến hoạt động của bộ điều khiển nguồn sự phòng trên các máy bay.
Trong khi đó, FAA cho rằng, các sự cố mới xuất hiện trên dòng máy bay 737 MAX liên quan “vấn đề kết nối điện và hạ cánh”.
Ngoài ra, cơ quan này cũng lưu ý thêm rằng, các phân tích và thử nghiệm sau đó cho thấy sự cố có thể liên quan đến các hệ thống khác.
Sự cố này tiếp tục gây thêm thách thức với Boeing khi dòng 737 MAX chỉ vừa mới được cấp phép hoạt động trở lại vào tháng 11 năm 2020.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.