Các nguồn tin trong ngành cho biết đây là nỗ lực "chạy nước rút" của Boeing để thúc đẩy sự phục hồi của hãng trong bối cảnh gã khổng lồ ngành hàng không này phải khắc phục hàng loạt sự cố kỹ thuật và ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng COVID-19.
Tháng trước, Boeing đã xác nhận kế hoạch nâng sản lượng siêu máy bay này lên 31 chiếc mỗi tháng vào đầu năm 2022.
Theo nguồn tin của Reuters, việc triển khai kế hoạch tăng sản lượng vào mùa Thu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, năng lực của nhà cung cấp và tiến độ giải quyết hàng tồn kho. Boeing hy vọng sẽ tăng tốc sản lượng hàng tháng lên khoảng 26 chiếc mỗi tháng vào cuối năm 2021.
737 MAX là dòng máy bay bán chạy nhất của Boeing, nhưng đã bị cấm bay suốt 20 tháng sau hai vụ rơi máy bay khiến 346 người thiệt mạng. Hoạt động bàn giao dòng máy bay này được nối lại vào tháng 11 năm ngoái sau khi Boeing cập nhật hệ thống điều khiển bay.
Nhưng giờ đây, khoảng 100 máy bay 737 MAX đang phải “nằm chờ” vì một lỗi về điện, và Boeing phải mất nhiều thời gian hơn dự đoán để sửa lỗi này.
Hoạt động sản xuất loại máy bay này đã bị tạm dừng vào năm 2019 và đã khởi động trở lại vào tháng 5/2020 nhưng với công suất tương đối thấp. Hãng vẫn đang chờ được Trung Quốc cấp phép bay trở lại sau khi được các nhà quản lý phương Tây “bật đèn xanh” cho phép 737 MAX được quay lại bầu trời châu Âu vào cuối năm ngoái.
Giám đốc điều hành Dave Calhoun cho biết thời gian chờ đợi cấp phép sẽ ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất của Boeing.
Nhu cầu đối với máy bay như 737 MAX của Boeing và A320neo của Airbus bắt đầu phục hồi sau những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Hoạt động đi lại bằng đường hàng không trên toàn cầu dự kiến sẽ khởi sắc trở lại nhờ việc tiêm chủng rộng rãi, đặc biệt là ở thị trường nội địa sôi động của Mỹ.
Tuy nhiên, một số nhà cung cấp của Mỹ và châu Âu nhận định kế hoạch tăng sản lượng của nhà sản xuất máy bay Mỹ là quá lạc quan, bởi còn nhiều yếu tố bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhà phân tích Rob Stallard của Vertical Research Partners nhận xét, rủi ro lớn nhất đối với các kế hoạch của Boeing là chuỗi cung ứng không thể theo kịp.
Những nỗ lực khôi phục hoạt động sản xuất của Boeing cũng gắn liền với tốc độ bàn giao một lượng hàng tồn kho đã phình to trong gần 2 năm những chiếc máy bay này phải “nằm đất.”
Năm 2019, Boeing đã sản xuất 52 chiếc 737 MAX mỗi tháng và hướng tới mục tiêu 57 chiếc. Trong khi đó, Airbus cũng sản xuất gần 60 chiếc A320neo mỗi tháng, trước khi các biện pháp phong tỏa để phòng dịch COVID-19 được triển khai vào năm ngoái.
Nhà sản xuất máy bay châu Âu có kế hoạch nâng sản lượng A320neo từ 40 chiếc/tháng lên 45 chiếc/tháng vào cuối năm 2021. Tuần trước, Reuters đưa tin Airbus đã đề nghị các nhà cung cấp chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất 53 chiếc/tháng vào cuối năm 2022./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.