Thủ tướng Boris Johnson đã khiến một số người trong lĩnh vực hàng không ngạc nhiên khi ông cam kết rằng, Anh sẽ sản xuất máy bay chở khách đường dài đầu tiên trên thế giới không thải khí.
Bộ trưởng Giao thông Anh, Grant Shapps ngày 02 tháng 7 cho biết, vương quốc này muốn trở thành nước đầu tiên phát triển một máy bay thương mại có thể bay qua Đại Tây Dương mà không thải khí CO2.
Phát biểu trước Quốc hội Anh, bộ trưởng Shapps cho biết, chúng tôi đã thành lập hội đồng JetZero (máy bay không thải khí) hướng tới mục tiêu để Anh trở thành nước đầu tiên sản xuất một máy bay dân dụng loại lớn phục vụ thương mại có thể bay qua Đại Tây Dương mà không thải khí CO2.
Theo ông, việc này sẽ không chỉ cần đầu tư vào nhiên liệu bền vững cho ngành hàng không như hiện nay, mà còn cần đầu tư cho máy bay chạy bằng điện, máy bay dùng nhiên liệu lai và máy bay chạy bằng hydogen.
Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) vừa cảnh báo mục tiêu toàn cầu về không thải khí CO2 vào năm 2050 sẽ không thể đạt được nếu không có sự thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới năng lượng sạch./.
(Nguồn: TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.