Tập đoàn hàng không ANA Holdings của Nhật Bản đã quyết định sử dụng nhiên liệu máy bay được sản xuất từ nguồn nguyên liệu là chất thải thực phẩm kể từ tháng 11/2020 nhằm cắt giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường.
Nhiên liệu máy bay mà ANA sẽ sử dụng được làm từ chất thải thực phẩm như mỡ thừa được loại bỏ trong quá trình chế biến thịt và được cung cấp bởi một công ty đến từ Phần Lan.
So với nhiên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ đang được sử dụng hiện nay, lượng CO2 tạo ra khi sản xuất và sử dụng nhiên liệu từ chất thải thực phẩm sẽ ít hơn tới 90%.
ANA là tập đoàn hàng không đầu tiên tại Nhật Bản sử dụng nhiên liệu máy bay không có nguồn gốc từ dầu mỏ. Dự kiến hãng hàng không này sẽ bắt đầu sử dụng loại nhiên liệu này cho các chuyến bay xuất phát từ sân bay Narita và Haneda kể từ tháng 11/2020.
Do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, ANA dự kiến sẽ thua lỗ khoảng 500 tỷ yen (gần 5 tỷ USD) trong tài khóa 2020-2021. Việc đưa vào sử dụng loại nguyên liệu mới sẽ làm tăng chi phí và khiến tình hình kinh doanh của hãng gặp nhiều khó khăn hơn.
Ông Kohei Yoshikawa, Giám đốc Bộ phận mua sắm của ANA, cho biết việc đảm bảo nguồn cung nhiên liệu mới một cách ổn định là rất khó khăn khi hoạt động sản xuất còn hạn chế. Tuy nhiên, ANA sẽ nỗ lực từng bước chuyển đổi sang sử dụng nguồn nhiên liệu mới thân thiện với môi trường.
Không chỉ đưa vào sử dụng nhiên liệu từ chất thải thực phẩm, ANA cũng đang thảo luận về việc đưa vào sử dụng xăng Ethanol sản xuất từ ngũ cốc cho các chuyến bay của hãng xuất phát từ Mỹ và các chuyến bay nội địa trong năm 2021. ANA cũng xem xét liên kết với các doanh nghiệp khởi nghiệp của Nhật Bản để tiến hành sản xuất loại nhiên liệu này trong nước.
Máy bay được đánh giá là phương tiện thải ra nhiều CO2 hơn so với các phương tiện giao thông khác. Theo ước tính của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản, tại thời điểm năm 2018, trung bình mỗi hành khách đi bay máy sẽ thải ra 96 gram CO2 cho mỗi km di chuyển. Con số này gấp 5 lần nếu di chuyển bằng đường sắt./
(Nguồn: TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.