Hưởng ứng “chiến dịch làm sạch Ấn Độ” do chính phủ phát động, ngày 29 tháng 8, hãng hàng không Air India thông báo sẽ ngừng việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và thay thế bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường như giấy và gỗ.
Trước đó, Thủ tướng Narendra Modi trong bài phát biểu nhân ngày Lễ Độc lập, khẳng định việc loại bỏ các sản phẩm nhựa dùng một lần là mục tiêu chính lớn và kêu gọi người dân thực hiện “bước tiến lớn đầu tiên” vào ngày 2 tháng 10 tới, đúng ngày sinh nhật cố lãnh tụ Mahatma Gandhi.
Theo thông báo của Air India, kể từ thời điểm trên, tất cả các chai nhựa đựng nước có dung tích 200ml sử dụng trên các chuyến bay của Air India sẽ được thay bằng một bình đựng lớn hơn có dung tích 1.500 ml.
India Air ngừng việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần (Nguồn: ndtv.com)
Ngoài ra các sản phẩm dùng một lần như dao nhựa và túi nylon sẽ bị loại bỏ khỏi các chuyến bay và thay thế bằng phiên bản gỗ và giấy.
Người phát ngôn của Air India cho biết kế hoạch trên sẽ được chia thành hai giai đoạn.Theo đó, giai đoạn một sẽ áp dụng trên tất cả các chuyến bay của Air India Express và Alliance Air. Giai đoạn 2 sẽ được mở rộng đối với toàn bộ các chuyến bay của Air India.
Dự kiến, chính phủ Ấn Độ cũng sẽ phát động một chiến dịch quốc gia giữa tháng 9 và kế hoạch cũng sẽ được chia làm 3 giai đoạn gồm nâng cao nhận thức của người dân, thu nhặt các sản phẩm nhựa dùng một lần và cuối cùng là tái chế.
Cùng với chiến dịch trên, Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah cũng kêu gọi các siêu thị, cửa hàng thay thế việc sử dụng các túi nylon bằng túi vải để bảo vệ môi trường.
Theo thống kê mới nhất của chính phủ, mỗi năm Ấn Độ thải ra môi trường khoảng 5,6 triệu tấn rác thải nhựa.
Năm 2018, thành phố Mumbai, trung tâm tài chính của nước này đã cấm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần như túi nylon, dao, dĩa, cốc và chai lọ nhựa dưới một kích thước nhất định.
Nhà chức trách thành phố thậm chí đã thực hiện quy định phạt tiền đối với những người vi phạm lần đầu…/.
(Nguồn: TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.