Air France sẽ cấp tài chính cho hàng loạt dự án hỗ trợ trồng cây, bảo vệ rừng và chuyển đổi sang năng lượng ít ô nhiễm trên toàn cầu.
Hãng hàng không Pháp Air France đặt mục tiêu, đến năm 2020, sẽ hạn chế khí thải CO2 từ 500 chuyến bay nội địa hàng ngày bằng quyết định chi hàng triệu euro vào các dự án bảo vệ môi trường.
“Để hạn chế tác động, Air France sẽ cấp tài chính cho hàng loạt dự án hỗ trợ trồng cây, bảo vệ rừng và chuyển đổi sang năng lượng ít ô nhiễm trên toàn cầu”, bà Anne Rigail cho biết và nhấn mạnh hãng bay của Pháp hành động hoàn toàn tự nguyện.
Ngoài các dự án trên, Air France dự định còn tham gia vào một số dự án như cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần như dao kéo trên các chuyến bay nội địa từ đầu năm tới đồng thời khởi động phân loại, tái chế rác thải từ tháng 10.
Ngành công nghiệp hàng không đang bị chỉ trích vì thải ra quá nhiều khí CO2 ra môi trường, trung bình mỗi hành khách sử dụng máy bay sẽ dẫn đến phát thải 285 gram CO2/km, cao hơn nhiều so với các hình thức giao thông khác - Cơ quan Môi trường châu Âu cho biết.
Tháng 7 vừa rồi, Pháp thông báo sẽ đưa thêm một số loại thuế mới vào vé máy bay (khoảng 1,5 euro đến 18 euro/chuyến), thu về khoảng 180 triệu euro/năm để đầu tư vào hạ tầng vận tải xanh. Tuy nhiên, động thái này vấp phải chỉ trích từ Air France.
(Nguồn: baogiaothong.vn)
Sau vụ tai nạn thảm khốc hôm 29/12/2024, Jeju Air đã công bố kế hoạch cắt giảm từ 10-15% hoạt động bay cho đến tháng 3 để tăng cường an toàn hoạt động.
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) ngày 6/1 thông báo đang điều tra về khả năng đã xảy ra sự cố bảo mật thông tin, sau khi có báo cáo cho rằng hàng chục nghìn tài liệu đã bị đánh cắp.
Đáp trả các lệnh trừng phạt, Nga đã cấm cửa máy bay từ "các quốc gia không thân thiện", buộc máy bay của Liên minh châu Âu phải chuyển hướng, khiến tiêu thụ nhiên liệu và chi phí tăng lên.
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng giai đoạn đến năm 2030.