Theo thống kê củaTổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM), các chuyến bay có tên gọi, hô hiệu (callsign) gần giống nhau, hoạt động trong cùng một khoảng thời gian, trong cùng một khu vực trách nhiệm của cơ sở điều hành bay thể hiện như: tên gọi các chuyến bay có tên hãng hàng không khác nhau nhưng các số giống nhau hoặc gần giống nhau, có cùng các số nhưng vị trí khác nhau, có số lặp lại (ví dụ: HVN123 và BAV123; HVN171 và BAV171...; hoặc tên gọi các chuyến bay cùng một hãng hàng không nhưng các số giống nhau hoặc gần giống nhau, các số có cách phát âm gần giống nhau (ví dụ: HVN7344 và HVN1344; HVN1351 và HVN1531...).
Để đảm bảo an toàn cho các hoạt động bay trong vùng trời Việt Nam, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, Cục HKVN đề nghị các hãng hàng không Việt Nam chủ động rà soát việc lập kế hoạch và lịch bay (kế hoạch bay mùa), không để các chuyến bay có số hiệu tương tự, dễ nhầm lẫn hoạt động cùng thời gian, trong cùngvùng kiểm soát; có biện pháp điều chỉnh, sửa đổi tên gọi đối với các chuyến bay có tên gọi gần giống nhau để giảm thiểu nguy cơ nhầm lẫn và nâng cao khả năng đảm bảo an toàn bay. Đồng thời quán triệt tố lái phải tập trung nghe, nhắc lại hoặc báo nhận đầy đủ, rõ ràng để đảm bảo thực hiện đúng nội dung huấn lệnh và chỉ dẫn liên quan (đặc biệt nhắc lại đầy đủ tên gọi thoại chuyến bay).
Khi nhận được thông báo của KSVKL về việc có các chuyến bay có tên gọi gần giống nhau, tổ lái của chuyến bay này cần xác nhận lại thông tin nhắc nhở của KSVKL, canh nghe để phòng ngừa rủi ro nhầm lẫn, thực hiện thay đổi tạm thời tên gọi liên lạc thoại theo hướng dẫn của KSVKL (nếu có).
Ngoài tra, cần yêu cầu tổ lái đặc biệt lưu ý khi huấn lệnh có nội dung khác biệt đáng kể so với kế hoạch bay thì cần xác nhận lại với KSVKL.
Cục HKVN cũng yêu cầu VATM tiếp tục phổ biến, hướng dẫn cho toàn bộ lực lượng (KSVKL về cách nhận biết các chuyến bay có tên gọi gần giống nhau; phương thức thay đổi tạm thời tên gọi thoại của các chuyến bay có tên gọi gần giống nhau theo khuyến cáo của ICAO tại Tài liệu 4444, Chương 15.
Ngoài ra, VATM vần quán triệt KSVKL thực hiện các nội dung như: luôn sử dụng đầy đủ tên gọi chuyến bay, chú ý ngữ điệu, trọng âm để thể hiện sự khác biệt của tên gọi chuyến bay; sử dụng thuật ngữ đầy đủ, đúng theo tiêu chuẩn về phương thức liên lạc không -địa theo quy định; thông báo cho các tổ lái các chuyến bay có tên gọi gần giống nhau để tổ lái chủ động phòng ngừa rủi ro nhầm lẫn; thực hiện đúng hướng dẫn về việc cấp và nhắc lại huấn lệnh kiểm soát không lưu, tin tức liên quan đến an toàn điều hành bay.
Lưu ý việc Tổ lái báo cáo vị trí, độ cao/mực bay trong lần đầu thiết lập liên lạc với cơ sở điều hành bay và yêu cầu Kíp trưởng/trực kíp trưởng, KSVKL giám sát, KSVKL hiệp đồng chủ động trợ giúp KSVKL điều hành nhận diện các chuyến bay có tên gọi gần giống nhau trong khu vực trách nhiệm để thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro./.
(CANSO) - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan mới đây đã ký một Biên bản ghi nhớ (MOU) để triển khai sáng kiến chia sẻ dữ liệu an toàn và thông tin an toàn hàng không khu vực với mục tiêu nâng cao an toàn hàng không khi mà lưu lượng bay đã phục hồi hoàn toàn kể từ Đại dịch Covid-19.
Từ ngày 12-14/11/2024, Hội nghị thường niên lần thứ 33 của Ủy ban An ninh hàng không (ANHK) ACI khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Trung Đông đã diễn ra tại Đà Nẵng.
Sáng ngày 05/11/2024 Cảng hàng không quốc tế Liên Khương phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Công an tỉnh Lâm Đồng tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng tránh, đấu tranh chống lại các thủ đoạn lừa đảo qua không gian mạng cho toàn thể cán bộ, nhân viên Cảng hàng không quốc tế Liên Khương.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.