Theo đó, thời gian thử nghiệm khai thác thực tế mô hình A-CDM lần 02 tại Cảng HKQT Nội Bài kéo dài hơn 03 tháng, từ ngày 25/7/2023 đến 31/10/2023, chia làm 02 giai đoạn được áp dụng cho tất cả các chuyến bay nội địa và quốc tế đi/đến qua Cảng.
Giai đoạn 01 áp dụng A-CDM liên tục 08 tiếng mỗi ngày (tính từ 08 giờ 00 đến 16 giờ 00 ngày 25/7 – 31/8/2023). Giai đoạn 02 áp dụng A-CDM liên tục 12 tiếng mỗi ngày (tính từ 08 giờ 00 đến 20 giờ 00 ngày 01/9 – 31/10/2023). Việc thử nghiệm khai thác mô hình A-CDM trong thời gian liên tục, kéo dài với nhiều tình huống khác nhau sẽ giúp đánh giá sát sao, chính xác hơn hiệu quả của hệ thống A-CDM.
Giao diện của hệ thống A-CDM Portal tại NIA nơi mọi thông tin phục vụ
Về quy trình A-CDM, trong đợt thử nghiệm khai thác thực tế lần 02, để tăng hiệu quả của hệ thống, đòi hỏi mọi mắt xích tham gia phải tuân thủ nghiêm 16 cột mốc quan trọng tính từ khi Cảng bắt đầu nhận kế hoạch bay từ các hãng hàng không cho đến khi tàu bay cất cánh an toàn. Mỗi đơn vị tham gia cần xây dựng, triển khai quy trình tác nghiệp của nội bộ đến mọi cá nhân, bộ phận liên quan.
Cụ thể, thống nhất thời gian gửi kế hoạch bay: các Hãng hàng không gửi kế hoạch bay đến Cảng trước 10 giờ sáng hàng ngày. Nếu thay đổi, gửi lại trước 18 giờ cùng ngày; thời gian xác định chuyến bay chậm muộn được thống nhất siết chặt, muộn từ 15 phút đến dưới 60 phút, Hãng hàng không phải gửi điện văn thông báo chuyến bay “delay”; nếu muộn trên 60 phút, Hãng hàng không phải ban hành kế hoạch bay mới.
Việc giảm thời gian lăn của tàu bay sẽ giúp giảm thời gian chiếm dụng đường lăn và tối ưu hóa sử dụng hạ tầng tại Cảng hàng không, đồng thời giảm chi phí cho các hãng hàng không.
Để đảm bảo hiệu quả của đợt thử nghiệm lần này, Cảng HKQT Nội Bài đã chủ trì tổ chức Hội thảo huấn luyện đào tạo, chia sẻ thông tin về hệ thống A-CDM với sự tham gia của Công ty Quản lý bay miền Bắc, Trung tâm quản lý luồng không lưu, Công ty phục vụ mặt đất, các Hãng hàng không nội địa và quốc tế...
Việc triển khai áp dụng thử nghiệm thực tế mô hình A-CDM tại Cảng HKQT Nội Bài đã có những hiệu quả bước đầu đo đếm được như nâng cao tính đúng giờ, tuân thủ kế hoạch bay của các đơn vị liên quan, nâng cao khả năng dự báo lập kế hoạch cho chuyến bay, nâng cao khả năng phối hợp giữa các đơn vị trong việc cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực hàng không, tiết kiệm chi phí nhiên liệu cho mỗi chuyến bay, giảm khí thải CO2 ra môi trường.
Đó là cơ sở đánh giá thành công bước đầu của dự án, từ đó tạo tiền đề, cơ sở pháp lý quan trọng để báo cáo lên các cấp có thẩm quyền tiến hành áp dụng chính thức A-CDM tại Cảng HKQT Nội Bài trong thời gian tới./.
(CANSO) - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan mới đây đã ký một Biên bản ghi nhớ (MOU) để triển khai sáng kiến chia sẻ dữ liệu an toàn và thông tin an toàn hàng không khu vực với mục tiêu nâng cao an toàn hàng không khi mà lưu lượng bay đã phục hồi hoàn toàn kể từ Đại dịch Covid-19.
Từ ngày 12-14/11/2024, Hội nghị thường niên lần thứ 33 của Ủy ban An ninh hàng không (ANHK) ACI khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Trung Đông đã diễn ra tại Đà Nẵng.
Sáng ngày 05/11/2024 Cảng hàng không quốc tế Liên Khương phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Công an tỉnh Lâm Đồng tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng tránh, đấu tranh chống lại các thủ đoạn lừa đảo qua không gian mạng cho toàn thể cán bộ, nhân viên Cảng hàng không quốc tế Liên Khương.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.