Cụ thể, trong đêm ngày 17/02 và sáng sớm ngày 18/02 tại sân bay Vinh có sương mù kéo dài từ 5h00 đến 08h00 và sân bay Đồng Hới có sương mù từ 05h30 đến 7h00, tầm nhìn thấp nhất giảm xuống 600m.
Trong đêm ngày 18/02 và sáng sớm ngày 19/02, sân bay Vinh có sương mù kéo dài từ 05h43 đến 08h30, tầm nhìn thấp nhất giảm xuống 650m, sân bay Đồng Hới có trần mây thấp 30-40m dưới tiêu chuẩn khai thác từ 05h00-0800. Đặc biệt, trong đêm ngày 19/02 và rạng sáng ngày 20/02, sương mù dày đặc xuất hiện tại sân bay Vinh và Đồng Hới, tại sân bay Vinh từ 01h58 đến 09h30, tầm nhìn thấp nhất 350m; tại sân bay Đồng Hới có sương mù kéo dài từ 01h30-09h30, tầm nhìn thấp nhất giảm xuống 300m.
Do ảnh hưởng của sương mù dày đặc và trần mây thấp khiến nhiều chuyến bay đến sân bay Vinh phải chuyển hướng hạ dự bị, bay vòng chờ nhiều vòng. Cụ thể, đêm ngày 17/02 và sáng sớm ngày 18/02 tại sân bay Vinh có 2 chuyến bay phải chuyển hướng hạ dự bị và nhiều chuyến phải bay vòng chờ; trong đêm ngày 18/02 và sáng ngày 19/02 có nhiều chuyến bay đến sân bay Vinh phải bay vòng chờ tuy nhiên vẫn hạ cánh được; Trong đêm ngày 19/02 và rạng sáng 20/02, sân bay Vinh đã có 7 chuyến bay phải chuyển hướng đi sân bay dự bị Nội Bài, Đà Nẵng và 2 chuyến phải bay vòng chờ cho tới khi thời tiết đủ tiêu chuẩn khai thác. Đối với sân bay Đồng Hới, trong những ngày xảy ra sương mù, mây thấp nhưng không chuyến bay nào phải chuyển hướng đi sân bay dự bị song rất nhiều chuyến phải thay đổi kế hoạch bay.
Theo Trung tâm Khí tượng Hàng không Nội Bài nhận định: trong 2 ngày 17-18/02 hiện tượng sương mù xảy ra tại sân bay Vinh và Đồng Hới là hiện tượng sương mù bức xạ nên thời gian hình thành khoảng 5-6h sáng và kết thúc ngay khi có mặt trời mọc khoảng 7-8h. Đặc biệt, trong đêm ngày 19/02 rạng sáng ngày 20/02 hiện tượng sương mù tại sân bay Vinh, Đồng Hới là hiện tượng sương mù bình lưu từ biển thổi vào đất liền, mang khối không khí nóng ẩm liên tục duy trì từ biển thổi đến bề mặt lạnh hơn nên sương mù này sẽ giảm tầm nhìn xuống sâu và thời gian tồn tại sẽ kéo dài.
Có thể thấy, hiện tượng sương mù, mưa phùn, mây thấp xảy ra rất nhiều vào thời điểm sau Tết (tháng 2- tháng 3). Trong khi, mật độ bay các sân bay ngày càng tăng, đặc biệt vào ban đêm như sân bay Thọ Xuân và Vinh. Do đó, dự báo viên Trung tâm Khí tượng Hàng không Nội Bài luôn bám sát vị trí trực, luôn theo dõi và phân tích các công cụ như ảnh mây vệ tinh, màn hình AWOS, tham khảo các công cụ và sản phẩm dự báo mô hình để chủ động tư vấn sớm, kịp thời cho các quan trắc viên, kiểm soát viên không lưu của Công ty quản lý bay miền Bắc và Trung tâm Quản lý luồng không lưu nhằm đảm bảo an toàn, điều hòa, hiệu quả trong dây truyền đảm bảo hoạt động bay của Tổng công ty.
Bên cạnh đó, Trung tâm Khí tượng Hàng không Nội Bài luôn theo dõi tình hình thời tiết; chủ động trao đổi thông tin, thông báo cho các cơ sở điều hành bay liên quan; kịp thời cập nhật các bản tin dự báo, quan trắc làm cơ sở cho các hãng hàng không điều chỉnh kế hoạch bay phù hợp và tăng cường công tác tư vấn xu thế xuất hiện hoặc diễn biến của các hiện tượng thời tiết xấu ảnh hưởng đến hoạt động bay./.
(vatm.vn)
Các hãng Hàng không Việt Nam (HKVN) đã bổ sung thêm 522 chuyến bay trên các đường bay nội địa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Dịp Tết Nguyên đán năm 2025, tuyến bay Cà Mau - Tp.HCM và ngược lại sẽ tăng hai chuyến/ngày để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Cục Hàng không Việt Nam tiếp tục điều chỉnh tăng tham số điều phối giờ hạ cất cánh (slot) tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Theo quy luật, thời điểm quý I hàng năm, một số cảng hàng không khu vực miền Bắc chịu ảnh hưởng bởi sương mù, tầm nhìn bị hạn chế khiến hoạt động khai thác bị gián đoạn.