Tại cuộc tọa đàm Các giải pháp giảm chậm, hủy
chuyến bay trong cao điểm Tết, nhiều độc giả đã gửi câu hỏi về cho khách mời
thắc mắc quyền lợi hành khách được hưởng và trách nhiệm của hãng hàng không khi
chuyến bay bị chậm, hủy.
Đại diện Phòng Vận tải - Cục Hàng không VN cho
biết, theo Thông tư 27/2017 của Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư 36/2014 (quy định chất lượng dịch vụ hành khách tại
cảng hàng
không) và Thông tư 14/2015
(quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành
khách bằng đường hàng không), hãng bay phải thông báo cho hành khách khi chuyến
bay bị chậm 15 phút trở lên. Nội dung thông báo gồm có lý do việc chậm chuyến;
thời gian cất cánh dự kiến hoặc kế hoạch bay thay thế; kế hoạch phục vụ hành
khách; bộ phận trợ giúp hành khách. Đồng thời, hãng vận chuyển phải xin lỗi
hành khách vì chậm, hủy chuyến.
Hãng hàng không phải phục vụ ăn uống cho hành
khách trong thời gian chờ đợi tùy theo thời gian chậm, hủy chuyến.
Cụ thể, chậm từ 2 giờ phải phục vụ nước uống; từ 3 giờ trở lên phải phục vụ ăn;
từ 6 giờ trở lên (đối với chuyến bay từ 7 giờ đến trước 22 giờ) phải bố trí nơi
nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế của sân bay.
Trong trường hợp chậm trên 6 giờ vào ban đêm (từ
22 giờ hôm trước đến trước 7 giờ hôm sau), hãng phải bố trí chỗ ngủ, nghỉ phù
hợp với điều kiện thực tế của địa phương hoặc giải pháp thay thế nếu được sự
đồng ý của hành khách. Đồng thời, hãng hàng không có trách nhiệm chuyển đổi
hành trình của hành khách trong phạm vi cung cấp dịch vụ của mình để hành khách
tới được điểm cuối của hành trình một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất…
Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải cũng quy định 4
mức bồi thường đối với chuyến bay trong nước và 4 mức đối với chuyến bay quốc
tế, căn cứ vào độ dài đường bay.
Theo đó, mức bồi thường hủy, chậm chuyến kéo dài
đối với đường bay trong nước là từ 200.000 đồng/người/đường bay dưới 1.000 km
đến 400.000 đồng/người/đường bay từ 1.000 km. Đối với đường bay quốc tế, mức
bồi thường từ 25 USD/người/đường bay dưới 1.000 km đến là 150 USD/người/đường
bay trên 5.000 km. Việc bồi thường được thực hiện bằng tiền mặt, vé miễn cước
hoặc chuyển khoản cho hành khách.
Theo ông Bùi Minh Đăng - Phó phòng Vận tải, Cục
Hàng không VN, cảng vụ hàng không có trách nhiệm giám sát việc bồi thường cho
hành khách. Khách cần khiếu nại hoặc hỏi thông tin liên quan ngoài việc liên hệ
trực tiếp với đại diện của hãng vận chuyển có thể phản ánh qua đường dây nóng
của Cảng vụ được dán công khai tại cảng hàng không.
Tuy nhiên, hãng hàng không được miễn trừ nghĩa
vụ trả tiền bồi thường ứng trước không hoàn lại trong trường hợp hành khách
được vận chuyển miễn phí; hành khách được vận chuyển theo giá giảm áp dụng đối
với nhân viên hãng hàng không, nhân viên đại lý của hãng hàng không, đối tác,
bạn hàng sử dụng vé miễn giảm cước. Trường hợp một chuyến bay bị chậm kéo dài,
sau đó hủy thì việc bồi thường ứng trước không hoàn lại chỉ áp dụng 1 lần.
(Nguồn: báo giao thông)
Đây là một trong những tiện ích quan trọng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ của Vietnam Airlines tại sân bay Phù Cát, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong hành trình bay.
Theo quy định mới, giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa hạng phổ thông sẽ được định giá theo cự ly nhóm đường bay.
Tin từ hãng hàng không Vietnam Airlines và Vietjet Air cho biết, các hãng đã tăng tải cung ứng nhằm phục vụ hành khách đi lại thuận tiện dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí.