Trong điều kiện hạ tầng tại các cảng hàng không của Việt Nam hầu như không được bổ sung, nguyên nhân khách quan từ tình hình thời tiết mưa dông bất thường tại nhiều địa phương có cảng hàng không và đặc biệt là các nguyên nhân chủ quan từ hãng hàng không khi không đánh giá được nhu cầu đi lại của người dân tăng đột biến, khiến tình trạng chuyến bay bị chậm, huỷ trong tháng 7/2022 vào nhiều thời điểm đã tăng cao đột biến, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ ngành hàng không nói riêng và hình ảnh của ngành hàng không nói chung.
Với tinh thần cầu thị, quyết liệt hạn chế tình trạng chậm, huỷ chuyến bay, Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) đã đưa ra những yêu cầu, chỉ đạo các đơn vị trong ngành hàng không thường xuyên thực hiện.
Đối với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Cục HKVN đã yêu cầu bố trí trang thiết bị, nguồn lực nhằm tăng cường năng lực khai thác của các sân bay đặc biệt là các sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Đối với các hãng hàng không Việt Nam, Cục HKVN yêu cầu bố trí các chuyến bay đêm nhằm giảm áp lực đối với cảng hàng không; đảm bảo bố trí tàu bay, trang thiết bị, vật tư dự phòng để kịp thời bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay; thực hiện nghiêm các chuyến bay theo đúng slot đã được cấp; luôn bố trí đại diện có thẩm quyền giải quyết thắc mắc, khiếu nại của hành khách.
Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, Cục HKVN luôn bám sát và theo dõi chặt chẽ việc đảm bảo chất lượng dịch vụ nói chung và tỷ lệ chậm, hủy chuyến nói riêng của các hãng hàng không Việt Nam, bên cạnh đó yêu cầu các đơn vị trong ngành hàng không xây dựng, triển khai nhiều giải pháp mang tính tổng thể về nâng cao năng lực hạ tầng cảng hàng không cũng như các chương trình, kế hoạch cụ thể. Ví dụ như đối với các hãng hàng không: yêu cầu xây dựng lịch bay, điều hành, quản lý chuyến bay phù hợp với thực tiễn cơ sở hạ tầng, năng lực phục vụ của từng cảng hàng không, sân bay, kéo dãn lịch quay đầu tàu bay, hợp lý hóa các khâu của quá trình thủ tục, tăng cường việc điều hành trong công tác điều hành tổ bay để giảm việc chậm chuyến dây chuyền.
Đối với các Cảng vụ hàng không miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Cục HKVN yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, an ninh hàng không và chất lượng dịch vụ tại cảng hàng không sân bay đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tăng cường giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của người vận chuyển trong trường hợp hành khách bị từ chối vận chuyển, chuyến bay bị hủy, chuyến bay bị chậm kéo dài; cung cấp thông tin hướng dẫn hành khách đi lại bằng đường hàng không bảo đảm đúng lịch trình.
Đặc biệt giai đoạn vừa qua, Cục HKVN đã tổ chức các đoàn kiểm tra, đánh giá tình hình chậm, hủy chuyến tại các cảng hàng không Tân Sơn Nhất và Nội Bài và tiếp tục triển khai một số giải pháp cụ thể như tăng năng lực quản lý điều hành bay; tối ưu hóa vị trí đỗ tàu bay; tăng cường hiệu quả của công tác quản lý, điều phối Slot; nghiên cứu thời gian quay đầu tàu bay…/.
Từ ngày 01/11/2024, Cảng HKQT Đà Nẵng và Công ty cổ phần Đầu tư khai thác nhà ga quốc tế Đà Nẵng (AHT) đã chính thức hợp nhất cổng thông tin điện tử cho du khách nhằm tạo nền tảng vững chắc để nâng cao trải nghiệm khách hàng và góp phần thúc đẩy du lịch Đà Nẵng.
Ngày 31-10, lãnh đạo Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh cho biết, hãng hàng không Donghai Airlines (Trung Quốc) vừa khai trương đường bay Thâm Quyến - Cam Ranh.
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm cho hành khách, từ ngày 25/9/2024, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đã chính thức đưa vào sử dụng 8 trụ nước uống miễn phí, cung cấp giải pháp tiện lợi và an toàn cho tất cả mọi người.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.