Ngày 18/6, hãng hàng không LATAM thông báo tòa án thành phố New York đã phê duyệt kế hoạch tái cơ cấu của hãng hàng không lớn nhất Mỹ Latinh này, từ đó giúp doanh nghiệp thoát cảnh phá sản theo luật Mỹ.
Trong thông báo, Giám đốc điều hành LATAM Roberto Alvo khẳng định việc thẩm phán xác nhận kế hoạch tái cơ cấu của LATAM là bước đi rất quan trọng trong việc giúp chấm dứt nguy cơ phá sản, đồng thời cho biết hãng sẽ tiếp tục nỗ lực hoàn tất các bước tiếp theo trong những tháng tới.
Theo kế hoạch, LATAM sẽ có thêm 8 tỷ USD thông qua nguồn vốn mới, trái phiếu chuyển đổi và vay nợ. Theo luật phá sản của Mỹ, Chương 11 cho phép một công ty không có khả năng trả nợ có thể tái cơ cấu mà không phải chịu áp lực từ các chủ nợ.
Hai hãng hàng không LAN của Chile và TAM của Brazil đã sáp nhập và thành lập nên LATAM vào năm 2012. LATAM hiện có các chi nhánh tại Chile, Colombia, Ecuador, Peruvà Mỹ.
Tháng 5/2021, LATAM đã nộp đơn xin bảo hộ theo Chương 11, sau khi các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt liên quan đến đại dịch COVID-19 buộc hãng phải giảm 95% hoạt động.
Đến tháng 9/2021, tòa án New York đã phê duyệt gói cho vay tránh phá sản trị giá 2,45 tỷ USD nhằm hỗ trợ LATAM, sau khi hãng này phải cho hàng nghìn nhân viên nghỉ việc và đóng cửa chi nhánh tại Argentina nhằm tiết kiệm chi phí.
Với việc thông qua kế hoạch cải tổ mới nhất, công ty sẽ gánh khoản nợ tổng cộng khoảng 7,26 tỷ USD và có số tiền mặt 2,67 tỷ USD. Công ty đang kỳ vọng có thể thoát được nguy cơ phá sản trong nửa sau của năm 2022./.
(TTXVN/Vietnam+)
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng phương Tây đối mặt với nhiều thách thức, các tập đoàn hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới đang tăng cường tìm kiếm nguồn cung phụ tùng từ Ấn Độ.
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
IATA đã công bố phân tích về các hãng hàng không mới và cả các hãng hàng không ngừng hoạt động, trong đó năm 2024 chứng kiến số lượng cả hai loại này thấp nhất trong một thập kỷ, báo hiệu sự ổn định tạm thời của thị trường.
Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Gia Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.