Hãng
hàng không quốc gia này, từng nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào năm 2020, đã ghi
nhận mức lỗ ròng 3,2 tỷ baht trong quý từ tháng 4-6/2022.
Tổng
doanh thu, không bao gồm các giao dịch một lần, đã tăng 74% trong năm lên 37,3
tỷ baht, một phần nhờ việc nối lại dịch vụ đến Trung Quốc đại lục sau khi nước
này dỡ bỏ các hạn chế về zero COVID-19. Nhu cầu đối với các tuyến đường quan trọng
khác, bao gồm cả châu Âu và Australia, cũng tăng rất mạnh.
Hãng
đã phục vụ 3,35 triệu lượt hành khách trong quý từ tháng 4-6/2023, tăng 67%
trong năm. Thai Airways ban đầu đặt mục tiêu hoàn thành việc tái cấu trúc vào
năm 2025, nhưng hiện đang trên đà thực hiện mục tiêu sớm nhất là vào năm 2024.
Bên cạnh đó, hãng cũng đặt mục tiêu niêm yết trên thị trường chứng khoán Thái
Lan ngay sau đó để huy động vốn mới.
Thai
Airways đang tăng cường tìm kiếm các mối quan hệ hợp tác mới để giúp tăng cường
hiệu quả hoạt động. Ngày 8/8 vừa qua, Thai Airways đã công bố quan hệ đối tác
chiến lược với hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó hai bên nhất trí với kế hoạch
phối hợp lịch trình để tăng hiệu quả.
Thai
Airways cũng đã bắt đầu phục vụ các chuyến bay liên doanh với Singapore
Airlines đến Mỹ và Nam Phi vào tháng 11/2023.
Thai
Airways cũng đàm phán với các nhà sản xuất máy bay để mua các máy bay phản lực
thân rộng mới trong bối cảnh ngày càng có nhiều khách du lịch quay trở lại Thái
Lan giúp ngành hàng không phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Kế
hoạch của Thai Airways được đưa ra trong bối cảnh các hãng hàng không trên thế
giới đang nhanh chóng mở rộng đội bay và thay thế các máy bay cũ bằng các máy
bay mới tiết kiệm nhiên liệu hơn khi nhu cầu đi lại tăng cao. Trước tình hình
các đơn đặt hàng máy bay mới tăng cao, các hãng hàng không trên khắp thế giới
đang cố gắng sớm chốt hợp đồng với các nhà sản xuất máy bay.
Thai
Airways hiện có 65 máy bay trong đội bay so với 103 chiếc trước đại dịch
COVID-19. Ông Chai nhấn mạnh với các đơn đặt hàng mới, cùng với các máy bay
thuê, Thai Airways sẽ xây dựng một đội bay gồm hơn 113 chiếc vào năm 2027. Ông
lưu ý thêm rằng Thai Airways đã ký hợp đồng thuê 11 chiếc máy bay A350 và dự kiến
sẽ đưa vào phục vụ trong quý I/2024./.
(TTXVN/Vietnam+)
Việc thông qua Tuyên bố Delhi là một cột mốc quan trọng nhằm tăng cường hợp tác khu vực, giải quyết các thách thức mới nổi và thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong ngành hàng không dân dụng.
FAA tuyên bố cơ quan này sẽ phải đảm bảo Boeing tuân thủ đầy đủ quy trình an toàn trước khi dỡ bỏ giới hạn của hãng liên quan đến việc sản xuất dòng máy bay 737 MAX.
Sản lượng máy bay 737 MAX sẽ đạt 42 chiếc mỗi tháng vào tháng 3/2025. Đây là một sự chậm trễ so với mục tiêu trước đó vào tháng 9/2024.
Trong bối cảnh thời tiết cực đoan ngày càng diễn biến phức tạp, việc đảm bảo an toàn khai thác trong điều kiện giông bão là một trong những thách thức lớn đối với các cảng hàng không.