Sau nhiều lần trì hoãn việc bàn giao máy bay dân dụng SpaceJet, ngày 7/2, Tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi (Mitsubishi Heavy) của Nhật Bản thông báo từ bỏ dự án phát triển máy bay chở khách vốn gặp nhiều khó khăn này.
Mitsubishi Heavy xác nhận máy bay SpaceJet, vốn mắc nhiều lỗi kỹ thuật, không có khả năng đáp ứng cho mục đích thương mại. Tuy nhiên, Mitsubishi Heavy khẳng định quyết định này không ảnh hưởng nhiều đến kết quả tài chính của tập đoàn.
Từng đánh dấu là chương mới cho lĩnh vực hàng không của Nhật Bản, dự án phát triển máy bay hai động cơ dành cho các chuyến bay thương mại ngắn này được sự hỗ trợ từ chính phủ và các công ty lớn của Nhật Bản.
Mitsubishi Heavy đã khởi động dự án này, ban đầu có tên Mitsubishi Regional Jet, vào năm 2008 nhằm phát triển dòng máy bay phản lực thương mại đầu tiên của Nhật Bản và những lô hàng đầu tiên dự kiến được bàn giao vào năm 2013.
Tuy nhiên, dự án đã gặp khó khăn khi triển khai. Một số chuyến bay thử nghiệm đã bị hủy bỏ do máy bay bị lỗi điều hòa không khí và các sự cố phần mềm khác, và việc bàn giao chậm trễ có nghĩa là cần phải sửa đổi thiết kế ban đầu.
Tuy nhiên, Mitsubishi Heavy cho biết khó có thể nhận được sự thông cảm và hợp tác cần thiết từ các đối tác quốc tế và "cần có thêm nguồn tài trợ lớn" để thiết kế của máy bay được phê duyệt.Bên cạnh đó, những quy định của Bắc Mỹ, tình trạng thiếu phi công và nhu cầu tìm giải pháp giảm khí thải CO2 cũng góp phần khiến dự án gặp thất bại./.
(TTXVN/Vietnam+)
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng phương Tây đối mặt với nhiều thách thức, các tập đoàn hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới đang tăng cường tìm kiếm nguồn cung phụ tùng từ Ấn Độ.
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
IATA đã công bố phân tích về các hãng hàng không mới và cả các hãng hàng không ngừng hoạt động, trong đó năm 2024 chứng kiến số lượng cả hai loại này thấp nhất trong một thập kỷ, báo hiệu sự ổn định tạm thời của thị trường.
Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Gia Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.