Lufthansa ngày 1/11 thông báo tập đoàn hàng không này đồng ý tăng lương cho 19.000 thành viên phi hành đoàn tại Đức nhằm hỗ trợ người lao động trong bối cảnh lạm phát tăng cao.
Đây là thỏa thuận mà Lufthansa và nghiệp đoàn FFO đại diện cho phi hành đoàn đạt được sau khi tập đoàn này cũng đã chấp thuận tăng lương cho phi công và đội ngũ nhân viên mặt đất tại Đức hồi đầu năm.
Theo thỏa thuận có giá trị 1 năm này, mức lương cơ quan của thành viên phi hành đoàn tại Đức sẽ tăng thêm 250 euro (248 USD) từ tháng 1/2023 và tăng thêm 2,5% từ tháng 7 năm sau.
Lufthansa cho biết mức lương khởi điểm cho nhân viên trên chuyến bay sẽ tăng 17%, trong khi những người trong khung lương cao nhất sẽ tăng 9%.
Giám đốc bộ phận nhân sự của Lufthansa Michael Niggemann khẳng định thỏa thuận này nhằm thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội của hãng cũng như đảm bảo sức hút đối với người lao động.
Ông cho biết thêm các thành viên phi hành đoàn có khung lương thấp hoặc ở mức trung được hưởng lợi nhất từ thỏa thuận.
Lạm phát tại Đức đã tăng lên mức kỷ lục 10,4% và thực tế này đã khiến người lao động nhiều ngành nghề yêu cầu tăng lương.Trong khi đó, ngành hàng không cũng đang trong thời kỳ lao đao khi phải đối phó với tình trạng thiếu nhân viên sau đợt cắt giảm mạnh nhân lực do dịch COVID-19.
Tuần trước, Lufthansa công bố kết quả kinh doanh quý 3 với mức lãi ròng 809 triệu euro. Giám đốc điều hành Lufthansa Carsten Spohr kỳ vọng kết quả kinh doanh tích cực hơn nhờ nhu cầu đi lại tăng bằng đường hàng không tăng vọt trong những tháng tới./.
(TTXVN/Vietnam+)
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng phương Tây đối mặt với nhiều thách thức, các tập đoàn hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới đang tăng cường tìm kiếm nguồn cung phụ tùng từ Ấn Độ.
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
IATA đã công bố phân tích về các hãng hàng không mới và cả các hãng hàng không ngừng hoạt động, trong đó năm 2024 chứng kiến số lượng cả hai loại này thấp nhất trong một thập kỷ, báo hiệu sự ổn định tạm thời của thị trường.
Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Gia Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.