Tập đoàn hàng không IAG, công ty mẹ của British Airways và Iberia, ngày 23/2 công bố mua lại Air Europa với giá 500 triệu euro từ công ty Globalia của Tây Ban Nha.
IAG cho biết vụ thâu tóm này có tầm quan trọng chiến lược đối với tập đoàn, theo đó IAG được hưởng lợi từ các cơ hội tăng trưởng ở thị trường Mỹ Latinh và Caribe, cũng như tăng cường kết nối với châu Á.
Tháng 8/2022, IAG cho biết đã mua 20% cổ phần của Air Europa sau khi chuyển đổi khoản vay. Tập đoàn này cho biết sẽ mua 80% cổ phần còn lại với giá 400 triệu euro.
IAG đã công bố đề xuất sáp nhập Air Europa vào năm 2019, giá trị thương vụ thời điểm đó ước tính lên tới 1 tỷ euro. Tuy nhiên, dự án đã bị đình lại do đại dịch COVID-19.
Năm 2021, Ủy ban châu Âu đã mở một cuộc điều tra kỹ lưỡng kế hoạch mua Air Europa của IAG do lo ngại việc này có thể hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng, làm giảm cạnh tranh tại thị trường Tây Ban Nha. Những khó khăn này đã khiến IAG cuối năm 2021 thông báo chấm dứt thỏa thuận mua bán năm 2019.Giám đốc điều hành IAG Luis Gallego khẳng định thỏa thuận sửa đổi sẽ "cho phép trung tâm Madrid của IAG cạnh tranh bình đẳng với các trung tâm châu Âu khác và củng cố vị thế của hãng ở Nam Đại Tây Dương."
Theo thỏa thuận, khoản tiền 400 triệu euro sẽ được trả dưới dạng 100 triệu euro bằng cổ phiếu IAG và 100 triệu euro tiền mặt khi hoàn tất thỏa thuận, tiếp theo là 100 triệu euro trả bằng tiền mặt cho năm đầu tiên và năm hoàn tất thỏa thuận mua bán. Dự kiến, thỏa thuận này sẽ được hoàn tất sau 18 tháng.
IAG là tập đoàn hàng không lớn thứ ba ở châu Âu sau Ryanair và Lufthansa./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.