Các nguồn tin trong ngành cho biết Saudi Arabia đang thúc đẩy đàm phán để đặt mua gần 40 máy bay A350 từ hãng Airbus của châu Âu, như một phần trong kế hoạch khai trương một hãng hàng không mới có tên RIA và thách thức các hãng hàng không danh tiếng khác ở Vùng Vịnh.Nếu được xác nhận, thương vụ trị giá 12 tỷ USD (tính theo giá niêm yết) của quỹ đầu tư quốc gia Saudi Arabia PIF có thể được công bố sớm nhất là trong tuần này, khi Riyadh tổ chức diễn đàn Sáng kiến Đầu tư Tương lai (FII).
Các nguồn tin cho biết vẫn chưa rõ liệu hãng chế tạo máy bay Boeing của Mỹ có nằm trong danh sách mua sắm trang bị cho hãng hàng không mới hay không. Một nguồn tin cẩn trọng lưu ý rằng các cuộc đàm phán "vẫn chưa kết thúc."
Còn theo nguồn tin khác, PIF đang đàm phán để mua khoảng 75 máy bay và Saudi Arabia đang hướng đến dòng Boeing 787. Ngoài ra, quốc gia Vùng Vịnh này cũng cần đến các mẫu máy bay thân hẹp.
Cho đến nay, cả Airbus và Boeing đều chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào trước những thông tin trên. Phía PIF cũng không tiết lộ bất kỳ thông tin gì liên quan.
Dự kiến, hãng hàng không mới RIA sẽ có trụ sở tại thủ đô Riyadh, trong khi hãng hàng không nhà nước hiện nay có trụ sở tại thành phố Jeddah bên bờ Biển Đỏ. Một trong những nguồn tin cho biết, bất kỳ thỏa thuận thương mại nào vẫn phải giành được sự chấp thuận chính trị và cũng phụ thuộc vào các cuộc đàm phán động cơ phức tạp.
Hai nguồn tin trong ngành cho biết việc lựa chọn nhà cung cấp được coi là có tính chính trị khi diễn đàn của Saudi Arabia diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và nước này ngày càng gia tăng. Diễn đàn "Sáng kiến Đầu tư Tương lai" là sự kiện công bố kế hoạch "Tầm nhìn 2030" do Thái tử Mohammed bin Salman xây dựng.
Mục tiêu của diễn đàn là nhằm giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế Saudi Arabia vào dầu mỏ bằng cách phát triển các ngành công nghiệp mới, tạo việc làm cho hàng triệu người Saudi Arabia, đồng thời thu hút vốn và nguồn nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.