Hai hãng hàng không Qantas Airways Ltd của Australia và Air New Zealand của New Zealand vừa công bố kết quả kinh doanh khả quan do nhu cầu đi lại phục hồi mạnh mẽ trong thời kỳ hậu đại dịch COVID-19.
Du lịch hàng không đã bùng nổ kể từ khi cả hai nước dỡ bỏ các hạn chế phòng chống đại dịch và đóng cửa biên giới vào năm 2022. Sự phục hồi của ngành du lịch kết hợp với tình trạng thiếu máy bay, phụ tùng, nhân viên hàng không khiến giá vé máy bay tăng mạnh và có thể đạt mức cao nhất vào cuối năm.
Các hãng hàng không châu Âu như Lufthansa của Đức và Air France-KLM cùng đưa ra dự báo lạc quan về nhu cầu.
Qantas báo cáo lợi nhuận cơ bản hàng năm trước thuế đạt 2,47 tỷ đô la Australia (AUD) tương đương 1,6 tỷ USD cho năm tài chính kết thúc vào ngày 30/6, so với mức lỗ 1,86 tỷ AUD cùng kỳ năm tài chính trước.
Hãng còn công bố đơn đặt hàng 24 máy bay thân rộng mới - phần cuối cùng trong chương trình đổi mới đội máy bay của hãng.
Hãng hàng không Air New Zealand cũng báo hiệu nhu cầu khách hàng sẽ tăng nhanh trong năm tài chính 2024 nhờ sự phục hồi du lịch. Air New Zealand cho biết, sau khi khôi phục mạng lưới quốc tế, hãng hàng không này đã tiến hành đợt tuyển dụng lớn nhất trong lịch sử và đưa tất cả đội máy bay trở lại bầu trời./.
(TTXVN/bnews)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.