Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin vừa thông báo nước này có kế hoạch mở rộng sản xuất một loại máy bay chở khách nhằm phục vụ nhu cầu chuyên chở cho các hãng hàng không thương mại nội địa nhằm thay thế các máy bay của phương Tây như Airbus, Boeing.
Phát biểu trong chuyến thăm một nhà máy sản xuất máy bay trong tuần qua, ông Mishustin cho biết "Nga sẽ đầu tư gần 42 tỷ ruble (500 triệu USD) để cải tiến và mở rộng sản xuất máy bay Tupolev Tu-214."
Tu-214 là máy bay hai động cơ thân hẹp hiện đại với tầm bay 6.500km và sức chứa 210 hành khách. Máy bay này được ra mắt vào năm 1996 để thay thế Tu-154, loại máy bay được sử dụng rộng rãi nhất ở Liên Xô trước đây và Nga từ những năm 1960 đến đầu những năm 2000.
Nga đã nỗ lực phát triển một loại máy bay thay thế máy bay nhập khẩu kể từ khi phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt liên quan đến vấn đề Ukraine.
Hai nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới là Boeing và Airbus đã buộc phải ngừng cung cấp phụ tùng, bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật cho các hãng hàng không hoặc công ty bảo trì ở Nga.
Chính phủ Nga cho biết đội máy bay nhập khẩu hiện tại sẽ hoạt động cho đến năm 2030 nếu được bảo trì đúng cách. Hãng hàng không lớn nhất của Nga, Aeroflot, coi Tu-214 là một phương tiện tiềm năng và có kế hoạch mua 40 chiếc máy bay này trước năm 2030.
Loại máy bay này đã được hai hãng hàng không nội địa nhỏ hơn sử dụng và Aeroflot đã đưa ra các khuyến nghị cho nhà sản xuất về cách hiện đại hóa và cải thiện thiết kế của máy bay.
Theo Chính phủ Nga, nước này sẽ mất 5 năm thiết lập hoạt động sản xuất hàng loạt máy bay nội địa để thay thế máy bay nước ngoài./.
(TTXVN/Vietnam)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.