Quan hệ đối tác giữa Tập đoàn Boeing và Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Quốc gia Malaysia (Naico) đã chính thức được nâng lên tầm cao mới, cũng như đánh dấu cột mốc quan trọng thông qua việc đồng tổ chức Diễn đàn Chuỗi cung ứng hàng không vũ trụ Boeing-Naico đầu tiên vào ngày 10/10 tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia (MITI) YB Tengku Datuk Seri Zafrul Tengku Abdul Aziz nhấn mạnh Diễn đàn Chuỗi cung ứng hàng không vũ trụ Boeing-Naico là minh chứng cho hợp tác hiệu quả giữa hai bên trong chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của Boeing về công nghệ hàng không vũ trụ tiên tiến.
Diễn đàn cũng thể hiện cam kết đổi mới và khát vọng hướng tới tương lai của ngành hàng không vũ trụ Malaysia, phù hợp với Quy hoạch tổng thể ngành hàng không vũ trụ 2030 và Quy hoạch tổng thể công nghiệp mới 2023 (NIMP 2023) của Malaysia.
Liên quan tới Quy hoạch tổng thể ngành hàng không vũ trụ 2030, Bộ trưởng Zafrul chia sẻ thêm rằng quy hoạch này nhằm mục tiêu đưa Malaysia trở thành trung tâm hàng không vũ trụ ở Đông Nam Á thông qua công bố 41 sáng kiến quan trọng nhằm đạt doanh thu hằng năm khoảng 55,2 tỷ RM (11,6 tỷ USD) và tạo ra 32.000 việc làm có thu nhập cao.
Trong đó, chi tiết quy hoạch gồm 5 lĩnh vực chính là bảo trì, sửa chữa và vận hành (MRO), sản xuất hàng không, tích hợp hệ thống, dịch vụ kỹ thuật và thiết kế cũng như giáo dục và đào tạo.
Trong khuôn khổ lễ khai mạc, Đại diện Tập đoàn Boeing, Chủ tịch Boeing Đông Nam Á Alexander C.Feldman khẳng định Boeing đã duy trì hợp tác với ngành hàng không vũ trụ Malaysia trong suốt gần 7 thập kỷ qua nhằm hỗ trợ phát triển lĩnh vực hàng không vũ trụ địa phương, tạo nhiều việc làm cũng như thúc đẩy quá trình đổi mới.
Tập đoàn cam kết tiếp tục hỗ trợ phát triển năng lực hàng không và quốc phòng của Malaysia, cũng như duy trì mối quan hệ bền chặt với các nhà cung cấp Malaysia để tạo ra chuỗi cung ứng toàn cầu mạnh mẽ, hiệu quả và linh hoạt nhằm cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao nhất cho mọi khách hàng.
Đánh giá về tiềm năng của khu vực, ông Alexander cho rằng ngành hàng không Đông Nam Á là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay, trong đó Malaysia là quốc gia đi đầu trong phát triển lĩnh vực này nhờ tầm nhìn và nỗ lực gắn kết với ngành của chính phủ. Ông nhận định khu vực có thể trở thành bên hưởng lợi ròng khi Boeing phát triển và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Quyết định của Boeing chọn Malaysia làm địa điểm tổ chức Diễn đàn Chuỗi cung ứng hàng không vũ trụ cho thấy tầm quan trọng chiến lược của quốc gia này trong triển vọng hàng không vũ trụ toàn cầu.
Hiện nay, Malaysia đang có số lượng nhà cung cấp lớn nhất cho Boeing trong khu vực, trong đó Aerospace Composites Malaysia (ACM) là liên doanh dẫn đầu về các sản phẩm composite và các cụm lắp ráp phụ cho ngành hàng không vũ trụ.
Ngoài ra, một số nhà cung cấp Malaysia cũng đang tích cực hỗ trợ các chương trình máy bay thương mại của Boeing, bao gồm sản xuất tấm composite, cụm kết cấu chính, vỏ quạt động cơ, bộ phận máy chính xác, thiết bị hạ cánh và hệ thống điện tử hàng không. Sau lễ khai mạc, diễn đàn bắt đầu tổ chức nhiều phiên thảo luận khác nhau bao gồm Triển vọng thị trường của Boeing, Chiến lược hàng không vũ trụ của Malaysia, Chiến lược chuỗi cung ứng của Boeing, Tổng quan chất lượng nhà cung cấp của Boeing, Ưu đãi đầu tư cho nhà cung cấp, Công nghệ chuỗi cung ứng cũng như nghiên cứu và phát triển.
Sự kiện được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy sự gắn kết giữa các nhà cung cấp của Malaysia và các nhà cung cấp của Boeing trong khu vực. Diễn đàn diễn ra trong ngày 10/10 với sự tham gia của nhiều quan chức hàng đầu thuộc Bộ Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia (MITI), Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia (MATRADE) và các chuyên gia, nhà cung cấp của Boeing trong khu vực như KAI, KAL, MHI, HAECO.../.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.