Tập đoàn Hàng không quốc tế (IAG), chủ sở hữu hãng hàng không British Airways ở Anh, ngày 28/7 thông báo một đơn đặt hàng trị giá hàng tỷ USD để mua 37 máy bay phản lực A320neo của hãng sản xuất máy bay châu Âu Airbus, giữa bối cảnh ngành hàng không phục hồi sau đại dịch.
Tập đoàn IAG, cũng sở hữu hãng hàng không Iberia của Tây Ban Nha, cho biết sẽ chuyển đổi 12 lựa chọn thành đơn đặt hàng của tập đoàn cho mẫu máy bay Airbus A320neo và A321neo.
Ngoài ra, tập đoàn có trụ sở ở London cũng sẽ đặt hàng 25 máy bay dòng A320neo với tùy chọn mua thêm 50 chiếc.
Thỏa thuận trên, được công bố một tuần sau Triển lãm hàng không Farnborough của Anh, có trị giá từ 4,44-5,18 tỷ USD theo giá niêm yết tùy thuộc vào lựa chọn kết hợp của dòng máy bay một lối đi này.Tập đoàn IAG sẽ quyết định số lượng của từng loại máy bay vào gần thời điểm giao hàng, trong khoảng thời gian từ năm 2025 đến năm 2028.
IAG nói thêm rằng tập đoàn đã thương lượng một "chiết khấu đáng kể," như thường lệ đối với các đơn đặt hàng lớn.
Các máy bay tiết kiệm nhiên liệu mới sẽ thay thế các máy bay Airbus A320ceo cũ hơn trong đội bay đường ngắn của IAG.
Thông báo của IAG được đưa ra một tuần sau khi hãng sản xuất máy bay Boeing của Mỹ giành được nhiều đơn đặt hàng hơn đối thủ cạnh tranh khốc liệt Airbus tại Triển lãm hàng không Farnborough đầu tiên kể từ khi ngành hàng không bị đình trệ do bùng phát COVID-19.
Ngành hàng không thế giới phục hồi mong manh sau đại dịch đang phải đối mặt với những khó khăn do lạm phát tăng cao bởi giá dầu cao lịch sử, lương cao, thiếu hụt lao động và gián đoạn chuỗi cung ứng, giữa bối cảnh các sân bay phải vật lộn với tình trạng thiếu lao động./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.