Hai hãng hàng không ANA Holdings Inc. và Japan Airlines Co. (JAL) của Nhật Bản đã hợp tác triển khai chương trình học bổng nhằm giải quyết tình trạng thiếu thợ cơ khí máy bay, trong bối cảnh nhu cầu vận tải hàng không dự kiến sẽ tăng lên trong thời gian tới.
Theo kế hoạch, ANA và JAL Engineering Co. - một công ty con của JAL phụ trách bảo trì máy bay - sẽ cung cấp khoản vay không lãi suất có trị giá lên tới 500.000 yen (tương đương 3.500 USD) hằng năm dành cho sinh viên theo học ngành cơ khí máy bay tại 9 trường đào tạo được chỉ định trên toàn quốc trong năm tài chính 2024 hoặc sau đó.
Mỗi khóa đào tạo có tối đa 100 sinh viên đủ điều kiện nhận học bổng. Những người này sẽ phải hoàn trả khoản vay trong thời gian 8 năm sau khi tốt nghiệp.
Tuy nhiên, họ có thể được miễn hoàn toàn trong trường hợp được tuyển dụng vào một trong hai công ty nói trên và đạt được các chứng chỉ cần thiết ở cấp quốc gia.
Theo đại diện hai hãng hàng không trên, chương trình học bổng này cũng được mở cho các hãng hàng không khác tham gia nhằm đảm bảo nguồn nhân lực toàn ngành. Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tăng cao sau khi các hạn chế về COVID-19 được dỡ bỏ ở trong và ngoài Nhật Bản. Tuy nhiên, các hãng hàng không nước này đang phải đối mặt nguy cơ thiếu hụt thợ máy do nghỉ hưu và số người theo học ngành cơ khí máy bay giảm./.
(TTXVN/Vietnam+)
Trong bối cảnh chuỗi cung ứng phương Tây đối mặt với nhiều thách thức, các tập đoàn hàng không vũ trụ hàng đầu thế giới đang tăng cường tìm kiếm nguồn cung phụ tùng từ Ấn Độ.
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
IATA đã công bố phân tích về các hãng hàng không mới và cả các hãng hàng không ngừng hoạt động, trong đó năm 2024 chứng kiến số lượng cả hai loại này thấp nhất trong một thập kỷ, báo hiệu sự ổn định tạm thời của thị trường.
Bộ Giao thông vận tải vừa phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Gia Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.