Hàn
Quốc nối lại việc kiểm tra nồng độ cồn trước khi làm việc đối với nhân viên
hàng không từ đầu tháng 9/2023 sau thời gian tạm dừng trong giai đoạn đại dịch
COVID-19.
Kết quả kiểm tra được công bố cho thấy chỉ trong vòng 1 tháng đã có tới 30 trường hợp, trong đó có 7 phi công, bị phát hiện có nồng độ cồn và có trường hợp bị đình chỉ làm việc.
Tại
Seoul, ngày 8/10, Ủy ban Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông của Quốc hội Hàn
Quốc cho biết trong tháng qua đã có tổng cộng 30 người, bao gồm phi công, phi
hành đoàn và thợ cơ khí bị phát hiện có nồng độ cồn trong hơi thở. Tính theo
nghề nghiệp, có 7 thành viên tổ bay bao gồm cơ trưởng và cơ phó, 19 tiếp viên
và 4 thợ máy vi phạm.
Korean
Air là hãng hàng không có nhiều nhân viên vi phạm về nồng độ cồn nhất với 11
người, tiếp theo là hãng hàng không T'way Air với 7 trường hợp. Hãng hàng không
Jeju Air có 6 trường hợp, hãng Eastar
Jet có 3 trường hợp trong khi các hãng Jin Air, Asiana Airlines và Air Inch mỗi
hãng có một người bị phát hiện vi phạm. Đặc biệt, có 2 người bị phát hiện có nồng
độ cồn trong máu trên 0,08%, tức là mức phải thu hồi giấy phép lái xe.
Xét theo thâm niên công tác, có trường hợp là nhân viên mới làm việc được vài tháng, nhưng có trường hợp đã làm việc được 27 năm. Nhân viên hàng không của Hàn Quốc bao gồm thành viên đội bay, phi công và tiếp viên hàng không, phải thực hiện kiểm tra nồng độ cồn tại nơi làm việc trước khi bay hoặc vào giờ làm việc.
Quy
định này là bắt buộc nhằm ngăn chặn những tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra do
uống rượu trong quá trình vận hành máy bay. Nếu không vượt qua bài kiểm tra máy
thở, các nhân viên sẽ bị cấm làm việc.
Các
hãng hàng không của Hàn Quốc đã tiến hành kiểm tra nồng độ cồn đối với tất cả
nhân viên hàng không kể từ năm 2019, song sau đó phải tạm dừng vào năm 2020 do
đại dịch COVID-19.
Bộ Đất
đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải đã khôi phục việc bắt buộc kiểm tra với
máy thở từ ngày 1/9 vừa qua nhằm tăng cường an toàn trên các tuyến bay./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.