Bộ Đất
đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc (MOLIT) đã đưa vào vận hành chính thức
Hệ thống Quản lý Luồng Không lưu mới giúp giảm đáng kể tình trạng trì hoãn thời
gian khởi hành bay đến Đà Nẵng từ ngày 15/8.
Trung
bình mỗi ngày có 24 chuyến bay (khoảng 8.700 chuyến mỗi năm) từ Hàn Quốc đến Đà
Nẵng, tuy nhiên tình trạng trễ giờ khởi hành xảy ra thường xuyên đã gây bất tiện
lớn cho các hãng hàng không và hành khách.
Thời
gian trễ mặt đất trung bình 273 phút/ngày (tối thiểu 12 phút và tối đa 100
phút/chuyến).
Để
khắc phục tình trạng này, Văn phòng Quản lý Không lưu của MOLIT đã chuyển kỹ
thuật quản lý luồng không lưu từ 'Tách theo thời gian' giữa các máy bay sang
'Thời gian cất cánh được tính toán’ (CTOT).
Đây
là biện pháp quản lý luồng không lưu mà Hàn Quốc đã đề xuất áp dụng với các
chuyến bay đến các vùng lãnh thổ Đài Loan và Hong Kong (Trung Quốc) và các quốc
gia liên quan khác tại Cuộc họp của Nhóm điều phối quản lý không lưu Đông Á.
Theo tính toán, việc áp dụng CTOT giúp giảm hơn 70% độ trễ mặt đất trung bình của các chuyến bay đến Đà Nẵng, từ 273 phút (11 phút mỗi máy bay) xuống còn 78 phút (3 phút mỗi máy bay) bằng cách thông báo trước cho các hãng hàng không về thời gian khởi hành được điều chỉnh để xem xét khả năng hạ cánh tại sân bay đến.
Bên
cạnh đó, việc giảm mức tiêu thụ nhiên liệu trong thời gian chờ đợi trên mặt đất
được ước tính giúp tiết kiệm 145 triệu won (110.000 USD) mỗi năm và thời gian
chờ đợi trên máy bay của hành khách cũng được giảm thiểu đáng kể.
Tổng cục trưởng phụ trách chính sách an toàn hàng không của MOLIT Yoo Kyung-soo cho biết cơ quan này sẽ tiếp tục nỗ lực để tích cực cải thiện công tác quản lý luồng không lưu trên các đường bay quốc tế thường xuyên bị chậm chuyến nhằm giảm thiểu sự bất tiện cho hành khách và tăng tỷ lệ vận hành bay đúng giờ của các máy bay gắn cờ Hàn Quốc./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.