Chưa dùng được 10 năm nhưng mới đây, hai máy bay Boeing 787-8 thuộc hãng hàng không Norwegian Air Shuttle đã bị cho “về hưu non” và tháo dỡ để lấy phụ tùng.
“Nạn nhân” của Covid-19
Theo hãng tin CNN, cả hai máy bay Boeing 787-8 này được bàn giao vào tháng 6 và tháng 8/2013, đến nay mới được 10 năm sử dụng.
Ngoài chiếc máy bay thử nghiệm do chính Boeing thải loại vào năm 2018, đây là hai chiếc Dreamliner đầu tiên bị cho “về hưu” và tháo dỡ để lấy phụ tùng dù còn khá mới.
Thống kê của Boeing cho thấy, độ tuổi trung bình của máy bay vận chuyển hành khách là 28 năm với máy bay thân hẹp và 25 năm với máy bay thân rộng; máy bay vận chuyển hàng hóa lần lượt là 38 năm và 31 năm.
Như vậy, việc phải tháo dỡ hai chiếc Boeing thân rộng Boeing 787-8 khi chưa sử dụng được tới 1/3 quãng thời gian, với nhà đầu tư, là sự lựa chọn rất xót xa.
Theo hãng tin CNN, 2 chiếc Boeing 787 đã phục vụ các đường bay xuyên đại dương trong khoảng 6 năm cho hãng hàng không Norwegian Air Shuttle. Tuy nhiên, từ hè năm 2019, cả hai chiếc bị “đắp chiếu” trong nhà kho sân bay Prestwick vì đây là hai trong số 35 máy bay Boeing 787 bị cấm bay vì lỗi nứt hoặc ăn mòn sớm ở cánh động cơ.
Vấn đề này đã được khắc phục rất nhanh nhưng hai máy bay vẫn không được đưa vào sử dụng. Sau đó, đại dịch Covid-19 ập đến khiến số phận cặp Boeing 787 mới phục vụ được vài năm càng thêm bi đát.
Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch, hãng bay Norwegian Air Shuttle phải vật lộn để tồn tại, cuối cùng, phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản và đến giữa năm 2021 mới khôi phục hoạt động sau khi tái cơ cấu. Nhưng bộ đôi Boeing 787 do ngừng sử dụng quá lâu đã không còn đủ điều kiện bay trong khi chi phí bảo dưỡng, tái sử dụng lại rất lớn.
Theo hãng tin CNN, tình trạng của hai máy bay có thể là nguyên nhân chính khiến không hãng bay nào đặt mua trong thời gian phương tiện được lưu giữ tại Scotland.
Ông Connor Diver, chuyên gia cấp cao tại công ty phân tích hàng không Cirium, cho biết: “Chi phí bảo trì máy bay thân rộng hiện đại cực đắt đỏ. Nếu máy bay đang trong điều kiện không tốt thì chi phí để đưa thiết bị về trạng thái sẵn sàng hoạt động là rất cao. Do đó, nếu tách riêng các bộ phận trong máy bay để bán sẽ thu về giá trị cao hơn cả phương tiện”.
Theo ông Diver, giá trung bình của một chiếc Boeing 787-8 độ tuổi tương tự vào khoảng 30 triệu USD nhưng xét đến tình trạng của 2 chiếc Dreamliner, giá trị chỉ vào khoảng 20 triệu USD/chiếc. Do đó, tháo rời máy bay và bán lại phụ tùng sẽ là lựa chọn kinh tế hơn.
Giải thích lý do tháo dỡ hai chiếc Boeing 787 còn khá mới để lấy phụ tùng, ông Lee Carey - nhân viên bộ phận đánh giá tài sản của công ty thương mại hàng không EirTrade cho hay, theo quy trình thông thường, máy bay sắp tới thời điểm trải qua đợt kiểm tra quy mô lớn sau khi bàn giao 12 năm.
Trong khi đó, rất nhiều máy bay Boeing 787 khác đang phục vụ trong phi đội của các hãng hàng không lớn cũng sắp bước vào đợt bảo dưỡng quan trọng này nên nhu cầu phụ tùng là rất lớn, từ đó giá bán phụ tùng cũng cao hơn.
Quy trình tháo dỡ máy bay phức tạp
Công tác tháo dỡ hai chiếc máy bay diễn ra tại sân bay Prestwick, Glasgow, Scotland mất nhiều tuần mới hoàn thành.
Ông Ken Fitzgibbon, Giám đốc điều hành công ty thương mại hàng không EirTrade có trụ sở tại Dublin (Ireland) - đơn vị quản lý quá trình tháo dỡ hai chiếc Boeing cho biết, quy trình tháo dỡ cũng giống như một dây chuyền sản xuất chỉ khác là trình tự diễn ra theo chiều ngược lại. Công ty EirTrade đặt mục tiêu tái chế 95% máy bay.
Trước đó, Công ty EirTrade từng có kinh nghiệm tháo dỡ một số máy bay thân rộng còn khá mới như máy bay A380 của Singapore Airlines và Air France cũng có tuổi đời khoảng 10 năm.
Ông Carey cho biết, công ty đã tháo dỡ động cơ của hai máy bay. Kế tiếp, công ty sẽ thực hiện quá trình xả nhiên liệu để đảm bảo nhiên liệu chứa hóa chất nguy hiểm được loại bỏ và xử lý đúng cách.
Sau đó, máy bay sẽ được kéo vào nhà chứa để bắt đầu quy trình tháo dỡ. Đội ngũ nhân viên đã được giao danh sách những bộ phận cần thiết, đặc biệt là những thiết bị giá trị. Tháo dỡ xong, các bộ phận sẽ được chuyển đi sửa chữa, đại tu để khôi phục tình trạng ban đầu.
Phụ tùng sẽ bán cho các hãng hàng không, công ty bảo dưỡng, nhà sản xuất thiết bị hoặc công ty cho thuê máy bay trên thế giới để thay thế cho phi đội máy bay Boeing 787 hiện đang được sử dụng./.
(baogiaothong.vn)
Sau vụ tai nạn thảm khốc hôm 29/12/2024, Jeju Air đã công bố kế hoạch cắt giảm từ 10-15% hoạt động bay cho đến tháng 3 để tăng cường an toàn hoạt động.
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) ngày 6/1 thông báo đang điều tra về khả năng đã xảy ra sự cố bảo mật thông tin, sau khi có báo cáo cho rằng hàng chục nghìn tài liệu đã bị đánh cắp.
Đáp trả các lệnh trừng phạt, Nga đã cấm cửa máy bay từ "các quốc gia không thân thiện", buộc máy bay của Liên minh châu Âu phải chuyển hướng, khiến tiêu thụ nhiên liệu và chi phí tăng lên.
Ngày 17/01/2025, tại Trụ sở Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ lãnh đạo giữa nguyên Cục trưởng Cục HKVN Đinh Việt Thắng và tân Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Uông Việt Dũng.