Ngày 21/9, các nhà lãnh đạo ngành hàng không cảnh báo hành khách vẫn phải “gồng mình” với giá vé máy bay cao hơn, giữa bối cảnh lĩnh vực này phải đối mặt với những thách thức do đại dịch COVID-19, giá dầu cao và lo ngại xung đột Nga-Ukraine.
Tổng Giám đốc Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) Willie Walsh cho biết sự phục hồi của các hãng hàng không sẽ bị trì hoãn nếu Trung Quốc duy trì các biện pháp hạn chế chống dịch COVID-19 vào năm 2023.
Ông Willie Walsh và Giám đốc điều hành Qatar Airways, Akbar Al Baker, cho biết hành khách trên khắp thế giới có thể sẽ phải trả giá vé cao hơn trong những tháng tới do giá nhiên liệu cao hơn đã làm tăng thêm khoản lỗ của ngành hàng không từ hai năm qua.
Tuy nhiên, ông Walsh lạc quan nói rằng, "điểm mấu chốt" là nếu giá nhiên liệu máy bay tiếp tục tăng thì lựa chọn duy nhất của các hãng hàng không là nâng giá vé.
Người đứng đầu IATA và người đứng đầu Qatar Airways cho biết, áp lực tăng giá vé máy bay sẽ kéo dài đến năm 2023 và thậm chí xa hơn nữa. IATA cho biết, các hãng hàng không đã lỗ 180 tỷ USD trong năm 2020 và 2021, và dự kiến sẽ lỗ thêm 9,7 tỷ USD nữa trong năm nay.
Qatar Airways, hãng hàng không đã thu về lợi nhuận 1,5 tỷ USD trong năm nay, đã chỉ trích các chính phủ vì đã "gây hiểu lầm" cho công chúng về tác hại môi trường của việc đi máy bay.
Ông Al Baker cho biết các hạn chế đối với các hãng hàng không như di chuyển giữa nhiều nước châu Âu để chấm dứt các chuyến bay có quãng đường dưới 500 km cũng làm tăng thêm chi phí. Theo ông Baker, nếu giá các loại nhiên liệu mới thân thiện với môi trường cao hơn thì áp lực giá vé cao vẫn sẽ tiếp diễn.
Cả hai nhà lãnh đạo này đều cho biết, việc mở lại biên giới của Trung Quốc sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phục hồi của ngành hàng không, bởi Trung Quốc có một "vị trí rất quan trọng" trong các số liệu du lịch quốc tế./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.