Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ sẽ cải thiện hệ thống thu thập thông tin của hành khách hàng không quốc tế nhằm giám sát tốt hơn những rủi ro về sức khỏe cộng đồng.
Văn phòng Trách nhiệm giải trình của Chính phủ Mỹ (GAO) ngày 11/7 cho biết những hạn chế hiện nay đối với cách thức CDC thu thập và quản lý thông tin của hành khách hàng không, trong đó có việc CDC sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu đã lỗi thời, đang cản trở khả năng giám sát của CDC đối với những rủi ro về sức khỏe cộng đồng cũng như việc truy vết tiếp xúc.
GAO khuyến nghị CDC thiết kế lại hoặc áp dụng hệ thống dữ liệu mới để thuận tiện hơn trong việc truy vết tiếp xúc của mọi hành khách hàng không và giúp giám sát dịch bệnh trong hoạt động giao thông đường không.
Từ tháng 11/2021, CDC đã yêu cầu tất cả các hàng hãng không thu thập thông tin để truy vết tiếp xúc đối với tất cả các hành khách hàng không quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống quản lý dữ liệu hiện nay của CDC được phát triển từ giữa những năm 2000, không được thiết kế để đánh giá nhanh hoặc tổng hợp dữ liệu y tế công cộng và CDC không thể xác định nhanh chóng, chính xác số lượng hành khách tiếp xúc với một hành khách được cho là mắc bệnh trên chuyến bay.Một người phát ngôn CDC cho biết Giám đốc CDC Rochelle Walensky đang tiếp tục làm việc với Chính phủ và Quốc hội Mỹ để cải thiện khả năng phân tích dữ liệu của cơ quan này.
Việc CDC thu thập dữ liệu có thể giúp cung cấp kịp thời thông tin để các nhà hoạch định chính sách đưa ra những khuyến nghị và hướng dẫn nhằm bảo vệ người dân Mỹ. Hồi tháng 2/2021, các hãng hàng không lớn của Mỹ đã áp dụng chương trình truy vết tiếp xúc quốc tế tự nguyện.
Trước đó, tháng 9/2020, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã cấm hoạt động thu thập thông tin bắt buộc của hành khách hàng không quốc tế vì COVID-19 và hủy bỏ quy định hành khách đến từ một số quốc gia được cho là nguy cơ cao chỉ được hạ cánh tại 15 sân bay được chỉ định tại Mỹ./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.