Tại Canada, quy định mới về bảo vệ hành khách đi máy bay bắt đầu có hiệu lực từ ngày 8/9, trong bối cảnh Cơ quan Giao thông Vận tải Canada (CTA) đang nỗ lực bít "lỗ hổng" pháp lý từng khiến một số hành khách không được hoàn tiền sau khi các chuyến bay liên quan đến đại dịch bị hủy.
Từ ngày 8/9, các hãng hàng không sẽ phải hoàn trả toàn bộ tiền cho các trường hợp hủy và hoãn chuyến bay (ngay cả khi việc hủy hoặc hoãn chuyến bay đó không phải do lỗi của hãng hàng không), nếu hành khách không được đặt chuyến bay mới trong vòng 48 giờ.
Trước đây, hành khách chỉ có thể yêu cầu hoàn tiền cho những gián đoạn chuyến bay nằm trong tầm kiểm soát của hãng hàng không, vốn loại trừ các tình huống như việc hủy/hoãn chuyến bay do thời tiết, chiến tranh...
Tuy nhiên, quy định mới này lại đang gây tranh cãi, không chỉ trong các hãng hàng không, mà còn đối với các tổ chức ủng hộ quyền lợi của người tiêu dùng.
Luật sư Sylvie De Bellefeuille thuộc tổ chức Option (có trụ sở tại Quebec), cho biết thời hạn 48 giờ vẫn gây ra những bất cập cho những hành khách chỉ có thể đi du lịch trong thời gian ngắn.
Chẳng hạn như hành khách dự định bay vào thứ Sáu để tham dự một sự kiện vào thứ Bảy, nhưng chuyến bay bị hủy.Theo quy định, hãng hàng không có thể đặt lại chuyến bay cho hành khách vào ngày Chủ Nhật và không phải hoàn lại tiền vé. Trong trường hợp này, hành khách không thể tham dự sự kiện và chuyến bay đó sẽ trở nên vô dụng.
Jeff Morrison, Chủ tịch Hội đồng các hãng hàng không quốc gia Canada, nhận định rằng các quy định mới không công bằng khi đặt trách nhiệm trực tiếp lên các hãng hàng không, trong khi việc chậm trễ hoặc hủy chuyến có thể do các đơn vị khác, chẳng hạn như an ninh, hải quan hoặc chính sân bay gây ra.
Trong khi đó, văn phòng Bộ trưởng Giao thông vận tải Omar Alghabra nhấn mạnh "các quy định này được đưa ra để bảo vệ hành khách và buộc các hãng hàng không phải có trách nhiệm."
CTA hiện đang xử lý một lượng lớn đơn khiếu nại của hành khách cáo buộc các hãng hàng không từ chối bồi thường. CTA đã thực hiện các cải tiến đối với quy trình giải quyết tranh chấp kể từ năm 2019./.
(TTXVN/Vietnam+)
Theo dự báo vận tải hàng không thế giới năm 2024 của Boeing, số lượng máy bay chở hàng trên toàn cầu có thể đạt 3.900 chiếc vào năm 2043, tăng gần 70% so với 2.340 chiếc trong năm 2023.
Từ ngày 4-12/11 đã có tới 80 chuyến bay bị hủy, trong đó có nhiều chuyến bay quốc tế liên quan đến các đầu điểm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và một số thành phố của Australia.
Động cơ bên phải của chiếc máy bay đã bốc cháy ngay sau khi cất cánh khiến máy bay phải đổ nhiên liệu xuống biển và quay đầu hạ cánh xuống Sân bay Fiumicino, Italy.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng HKQT Cần Thơ trong thời gian thực hiện công tác kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của Cảng.