Hãng chế tạo máy bay Boeing của Mỹ ngày 26/4 đã công bố kết quả kinh doanh quý 1, cho thấy khoản lỗ trong quý đầu tiên của năm nay cao hơn dự kiến do các vấn đề về kiểm soát chất lượng các máy bay của hãng này.
Tuy nhiên, cổ phiếu của Boeing tăng điểm khi hãng duy trì được các mục tiêu trung và dài hạn quan trọng.
Theo Boeing, trong quý 1 vừa qua, hãng này lỗ 425 triệu USD, dù thấp hơn so với khoản lỗ 1,2 tỷ USD trong cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn phản ánh tác động dai dẳng của vấn đề chuỗi cung ứng đối với các mảng kinh doanh quốc phòng và thương mại của hãng.
Trong khi đó, doanh thu của Boeing trong quý đầu tiên năm nay đạt 17,9 tỷ USD, tăng 28% so với cách đây 1 năm và vượt kỳ vọng của các nhà phân tích, nhưng vẫn dưới mức của quý 1/2019, thời điểm trước đại dịch COVID-19.
Boeing cũng xác nhận triển vọng cả năm đối với hoạt động kinh doanh và việc bàn giao máy bay 737 trong năm 2023.
Ban lãnh đạo Boeing hy vọng nối lại việc bàn giao máy bay mới cho Trung Quốc sau khi các cơ quan quản lý tại thị trường lớn này công bố báo cáo đánh giá máy bay 737 MAX.
Giám đốc điều hành Dave Calhoun khẳng định Boeing đang nỗ lực khắc phục tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng gần đây nhưng vẫn tin tưởng vào các mục tiêu mà hãng đặt ra trong năm nay cũng như trong dài hạn.
Theo ông, nhu cầu tại các thị trường chủ chốt của Boeing vẫn ở mức cao và hãng này sẽ tăng cường đầu tư nhằm thúc đẩy các chương trình phát triển và đổi mới năng lực chiến lược cho các khách hàng và tương lai của Boeing.
Cổ phiếu của Boeing đã tăng 3%, lên 208,87 USD vào khoảng giữa phiên giao dịch ngày 26/4.
Chương trình máy bay thương mại của Boeing đã gặp phải nhiều vấn đề về kiểm soát chất lượng và sản xuất khác nhau, ảnh hưởng tới việc bàn giao các dòng máy bay bán chạy nhất của hãng là 737 và 787.
Trong lĩnh vực quốc phòng, Boeing thông báo phải gánh thêm khoản phí trước thuế 245 triệu USD đối với chương trình phát triển dòng máy bay tiếp liệu KC-46A cung cấp cho Lực lượng Không quân, do các vấn đề sản xuất đã làm gián đoạn việc bàn giao loại máy bay dựa trên mẫu máy bay thương mại Boeing 767 này./
Boeing ngày 13/4 cho hay đã phải tạm dừng việc giao một số máy bay 737 MAX khi công ty gặp phải vấn đề chất lượng mới từ nhà cung cấp Spirit AeroSystems. Vấn đề này có thể đã kéo dài từ năm 2019 đến nay.
Trong thông báo, Boeing cho biết vấn đề có thể sẽ ảnh hưởng đến một số lượng "đáng kể" máy bay 737 MAX chưa được giao đang trong quá trình sản xuất và lưu kho, đồng thời có thể dẫn đến việc giảm số lượng máy bay 737 MAX được giao trong thời gian tới.
Sự cố ảnh hưởng đến một số dòng máy bay 737 MAX, bao gồm máy bay MAX 7, MAX 8 và MAX 8200 cũng như máy bay giám sát hàng hải P-8 Poseidon dựa trên mẫu 737 NG. Song Boeing cho hay đây không phải là sự cố liên quan tới an toàn bay và các máy bay đang được khai thác có thể tiếp tục hoạt động./.
(TTXVN/Vietnam+)
FAA tuyên bố cơ quan này sẽ phải đảm bảo Boeing tuân thủ đầy đủ quy trình an toàn trước khi dỡ bỏ giới hạn của hãng liên quan đến việc sản xuất dòng máy bay 737 MAX.
Sản lượng máy bay 737 MAX sẽ đạt 42 chiếc mỗi tháng vào tháng 3/2025. Đây là một sự chậm trễ so với mục tiêu trước đó vào tháng 9/2024.
Một chiếc máy bay Airbus A320 của hãng hàng không Pegasus, Thổ Nhĩ Kỳ, cất cánh từ sân bay Vnukovo (Nga) vào 19h57 (giờ Moskva) và phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Chopin ở Warsaw vào 21h57.
Cục Hàng không Việt Nam vừa tổ chức khóa tập huấn “Quản lý khủng hoảng an ninh hàng không” tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.