Chính phủ Anh ngày 16/12 thông báo một máy bay của hãng hàng không Virgin Atlantic sẽ thực hiện chuyến bay không khí thải ròng đầu tiên qua Đại Tây Dương trong năm tới.
Máy bay Boeing 787 sẽ khởi hành từ sân bay London Heathrow tới sân bay JFK ở New York, Mỹ, sử dụng hoàn toàn là nhiên liệu hàng không bền vững (SAF).
Theo Bộ Giao thông Anh, chuyến bay dự kiến sử dụng SAF được sản xuất chủ yếu từ dầu và mỡ thải như dầu ăn.
Khi thay thế hoàn toàn dầu mỏ, SAF có thể giảm lượng khí thải các-bon 70% so với nhiên liệu hóa thạch.
Việc sử dụng 100% là SAF trong chuyến bay, cùng với công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon từ khí quyển, sẽ đưa lượng khí thải ròng về 0.
Giám đốc điều hành Virgin Atlantic, Shai Weiss, nói SAF đóng vai trò quyết định trong việc giảm lượng khí thải của lĩnh vực hàng không. Ông cho rằng cần hành động tập thể để tăng sản xuất và sử dụng nhiên liệu này trên toàn cầu.
Hiện SAF có thể được pha với dầu hỏa với tỷ lệ tối đa là 50% để sử dụng cho động cơ máy bay thương mại.
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, sản lượng SAF vẫn thấp và sẽ tăng gấp ba trong năm nay trên toàn cầu lên 300 triệu lít. Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết, năm 2019, chỉ 25 triệu lít trong số 413 triệu lít nhiên liệu hàng không được sử dụng là SAF. Giá SAF vẫn cao gấp bốn lần so với dầu hỏa./.
(TTXVN/Vietnam+)
Sau vụ tai nạn thảm khốc hôm 29/12/2024, Jeju Air đã công bố kế hoạch cắt giảm từ 10-15% hoạt động bay cho đến tháng 3 để tăng cường an toàn hoạt động.
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) ngày 6/1 thông báo đang điều tra về khả năng đã xảy ra sự cố bảo mật thông tin, sau khi có báo cáo cho rằng hàng chục nghìn tài liệu đã bị đánh cắp.
Đáp trả các lệnh trừng phạt, Nga đã cấm cửa máy bay từ "các quốc gia không thân thiện", buộc máy bay của Liên minh châu Âu phải chuyển hướng, khiến tiêu thụ nhiên liệu và chi phí tăng lên.
Các hãng HKVN đã tiếp tục bổ sung thêm 586 chuyến trong giai đoạn từ ngày 17/01/2025 đến ngày 12/02/2025.